Giáo sư Trang Huy: Không bao giờ uống rượu
Tuy đã ở tuổi 74 nhưng giáo sư Trang Huy (Viện sĩ Viện công trình Trung Quốc, Giáo sư Viện y Đại học Bắc Kinh, Ủy viên chủ nhiệm danh dự Hiệp hội bệnh gan Trung Quốc) vẫn sở hữu cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Chia sẻ về bí quyết bảo vệ gan, giáo sư Trang cười nói: "Dưỡng gan là cả một quá trình lâu dài, mỗi ngày đều cần sự kiên trì, cố gắng từng chút một."
Vị giáo sư của trường đại học danh giá hàng đầu Trung Quốc này còn cho biết:
"Từ trước đến nay tôi không bao giờ uống rượu. Người nhà cũng hoàn toàn không có thói quen này. Tôi cảm thấy, cách sinh hoạt và thói quen ăn uống tùy tiện trong xã hội hiện nay mang lại rất nhiều tác hại.
Nhiều người thậm chí còn coi việc uống rượu như một kỹ năng sống. Thậm chí có người còn quan niệm rằng không biết uống rượu nghĩa là không có bản lĩnh".
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu lượng cồn hấp thu vào cơ thể vượt quá 50g/ ngày sẽ gây tổn thương gan. 50g cồn tương đương với khoảng 200g rượu trắng 50 độ hay 250g rượu vang 13 độ hoặc 2 chai bia.
Các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết, mức độ chịu đựng của mỗi người đối với đồ uống có cồn là khác nhau. Nói cách khác, lượng rượu trên có thể an toàn với người này nhưng lại gây nguy hiểm với người khác.
Bởi vậy, hạn chế uống rượu bia là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình dưỡng gan.
Những năm gần đây, giáo sư Trang Huy không chỉ hạn chế việc uống rượu mà còn luôn cố gắng kiểm soát thể trọng của bản thân.
"Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ. Vì thế, ăn uống khoa học và rèn luyện cơ thể đặc biệt quan trọng. Nhiều năm trở lại đây, tôi vẫn luôn cố gắng duy trì cân nặng ở mức tiêu chuẩn.", Giáo sư Trang cho biết.
Chưa dừng lại ở đó, ông còn khuyến cáo mọi người về một thói quen đặc biệt phổ biến nhưng lại gây nguy hiểm.
"Viêm gan C lây qua đường máu nên tôi không bao giờ có ý định cắt tóc ở các sạp quán vỉa hè. Tôi luôn vào hàng cắt tóc, hơn nữa chỉ cắt chứ không cạo râu và luôn yêu cầu cửa hàng khử trùng sạch sẽ những dụng cụ của họ".
Chân dung giáo sư Trang Huy. (Ảnh: nguồn Internet).
Giáo sư Cổ Kế Đông: Thận trọng khi dùng thuốc
Nguyên là Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Bệnh gan Bệnh viện Hữu Nghị Bắc Kinh thuộc Đại học Y khoa Thủ đô, giáo sư Cổ Kế Đông hiện được xem là một trong những chuyên gia đầu ngành về gan tại Trung Quốc.
Cũng giống như giáo sư Trang Hy, giáo sư Cổ Kế Đông không bao giờ uống rượu. Bên cạnh đó, ông còn nói "không" với thuốc lá.
"Hút thuốc lá không những làm thương thận, thương tim mà còn hại gan.", Giáo sư Cổ khẳng định.
Không chỉ vậy, vị giáo sư này còn chia sẻ: "Bất kỳ loại thuốc nào cũng ít nhiều không có lợi cho gan. Trong số đó, những loại thuốc hại gan nhất phải kể tới thuốc trị lao, thuốc giảm đau…"
Hơn nữa, mỗi người trong số chúng ta khó có thể biết trước được thể trạng của mình có nguy cơ "dị ứng" với loại thuốc nào. Bởi vậy, thay vì phụ thuộc vào thuốc, bạn nên cố gắng rèn luyện thân thể để nâng cao hệ miễn dịch.
Chân dung giáo sư Cổ Kế Lâm. (Ảnh: nguồn Internet).
Giáo sư Hầu Kim Lâm: Chỉ ăn no 8 phần
Đến từ khoa nội truyền nhiễm của Bệnh viện Nam Phương thuộc Đại học Y khoa Nam Phương, chủ nhiệm Hầu Kim Lân cũng một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về viêm gan siêu vi.
Chia sẻ về chuyên môn, vị giáo sư 47 tuổi này cho biết:
"Bệnh viêm gan siêu vi là một trong những loại bệnh lý về gan phổ biến nhất. Hơn nữa, các bác sĩ lâm sàng như chúng tôi mỗi ngày đều phải tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, tiếp xúc với nhiều virus. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc-xin là vô cùng cần thiết".
Chân dung giáo sư Hầu Kim Lân. (Ảnh: nguồn Internet).
Bên cạnh chức năng giải độc, gan còn là tuyến tiêu hóa quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Do đó, tình trạng của gan có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống.
Nhắc tới vấn đề này, giáo sư Hầu chia sẻ:
"Tôi có hai thói quen, thứ nhất là chỉ ăn no 8 phần, thứ hai là duy trì ẩm thực cân đối. Hai việc này có thể giảm đáng kể gánh nặng cho gan".
*Theo Sina Health