Giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức mà còn lan tỏa hạnh phúc và sự đồng cảm

Ánh Dương |

Hội thảo "Hạnh phúc trong giáo dục" là cơ hội để các khách mời khám phá phương pháp hiệu quả trong việc xây dựng trường học hạnh phúc bền vững.

Hạnh phúc là đích đến của nền giáo dục hiện đại

Không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, giáo dục hiện đại hướng tới việc tạo dựng môi trường học tập tích cực, hạnh phúc, nơi học sinh được khuyến khích phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và kết nối xã hội.

Theo ông Stephen West, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI):

"Triết lý hạnh phúc trong giáo dục đề cao việc xây dựng môi trường học đường tích cực, nơi hạnh phúc là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập. Triết lý này khuyến khích sự phát triển toàn diện từ sức khỏe thể chất, năng lực học thuật, kết nối xã hội, đến cảm giác có mục đích sống, tạo nền tảng thúc đẩy sự hài lòng cá nhân, duy trì hạnh phúc lâu dài".

Vậy, làm thế nào để định nghĩa và đo lường hạnh phúc trong giáo dục? Đây là câu hỏi được các chuyên gia hàng đầu đặt ra và trả lời thông qua các mô hình nghiên cứu cụ thể, trong đó nổi bật là mô hình SPIRE - một hệ thống đánh giá toàn diện về hạnh phúc bền vững.

Được phát triển bởi Tiến sĩ Tal Ben-Shahar từ Đại học Harvard, mô hình SPIRE mang đến một phương pháp tiếp cận toàn diện, ở cả 5 khía cạnh cốt lõi: Tinh thần (Spiritual) - Thể chất (Physical) - Trí tuệ (Intellectual) - Mối quan hệ (Relational) - Cảm xúc (Emotional). Các yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy việc học tập suốt đời và xây dựng một cuộc sống an lành hơn.

Tại Việt Nam, việc tích hợp yếu tố cảm xúc và tâm lý vào giáo dục ngày càng được quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang nỗ lực để đưa mô hình trường học hạnh phúc vào chiến lược giáo dục Việt Nam tới năm 2035. Trong đó, TH School là trường học đi đầu trong việc áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thực, phát triển bản thân mỗi ngày.

Giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức mà còn lan tỏa hạnh phúc và sự đồng cảm - Ảnh 1.

TH School là trường học tiên phong áp dụng mô hình SPIRE vào giáo dục.

Những phương pháp giáo dục chú trọng hạnh phúc không chỉ thúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện mà còn nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Để hỗ trợ hiệu quả, các công cụ và chiến lược hiện đại sẽ giúp giáo viên theo dõi sức khỏe tinh thần và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Tất cả những yếu tố này được phân tích sâu tại Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024, nơi các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế chia sẻ những nghiên cứu mới nhất, mang lại góc nhìn toàn diện về việc đo lường và tối ưu hóa hạnh phúc trong giáo dục. Hãy cùng khám phá để định hình tương lai giáo dục hạnh phúc.

Hội thảo quốc tế "Hạnh phúc trong giáo dục": Bước đi thực tiễn nuôi dưỡng hạnh phúc học đường

Nhằm thúc đẩy một nền giáo dục toàn diện, yêu thương và đầy trách nhiệm, TH School và Tập đoàn TH đồng hành cùng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục 2024. Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, hội thảo là dịp để các nhà giáo dục, nhà lãnh đạo và phụ huynh tìm hiểu những xu hướng mới trong giáo dục, qua đó ứng dụng vào thực tế giảng dạy và xây dựng một hệ thống trường học hạnh phúc.

Diễn ra vào ngày 23 và 24/11 tại Hà Nội, Hội thảo mở ra không gian để các chuyên gia giáo dục hàng đầu Việt Nam và quốc tế cùng trao đổi, chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về 5 khía cạnh của Hạnh phúc theo mô hình SPIRE, đồng thời phân tích các phương pháp đã được áp dụng trong thực tiễn, đề xuất những cách tiếp cận đổi mới, nhằm hướng tới hạnh phúc bền vững trong giáo dục.

Cụ thể, Hội thảo gồm ba phiên, được thiết kế với ba nhóm nội dung chính, phù hợp cho từng nhóm đối tượng tham dự.

Ở phiên khai mạc diễn ra vào sáng ngày 23/11, các diễn giả sẽ đề cập đến giáo dục toàn diện, học tập cá nhân hóa và xây dựng môi trường học tập hạnh phúc. Bên cạnh đó, là những chia sẻ về câu chuyện áp dụng thành công mô hình trường học hạnh phúc tại một số hệ thống trường học ở Việt Nam. 

Giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức mà còn lan tỏa hạnh phúc và sự đồng cảm - Ảnh 2.

Phiên khai mạc Hội thảo hướng tới các khách mời là những nhà hoạch định giáo dục, Bộ Giáo dục, và lãnh đạo các trường học

Chiều ngày 23 tháng 11 là phiên hội thảo dành cho phụ huynh. Với trọng tâm là vai trò của phụ huynh trong việc hướng dẫn và khuyến khích sự phát triển của trẻ, phiên hội thảo này cung cấp những kỹ năng và kiến thức cần thiết để phụ huynh giao tiếp hiệu quả với trẻ, kích thích sự tò mò, sáng tạo và niềm vui trong học tập. Một số chuyên đề chính được phân tích, thảo luận như "Giao tiếp với trẻ em để khơi dậy tư duy" do thầy Tom (Blog Teacher Tom) trình bày, hay "Tương lai của giáo dục và tương lai của con trẻ" được diễn thuyết bởi Giáo sư Yong Zhao.

Giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức mà còn lan tỏa hạnh phúc và sự đồng cảm - Ảnh 3.

Phụ huynh sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia giáo dục đầu ngành

Đặc biệt, phiên hội thảo ngày 24/11 được thiết kế riêng cho giáo viên và nhà quản lý giáo dục giới thiệu những phương pháp giáo dục sáng tạo, ứng dụng nền tảng công nghệ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Các chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ công cụ và chiến lược để theo dõi và thúc đẩy sự an lành, hạnh phúc của học sinh, đồng thời khuyến khích tư duy phản biện và tầm nhìn toàn cầu.

Giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức mà còn lan tỏa hạnh phúc và sự đồng cảm - Ảnh 4.

Giáo viên, nhà quản lý giáo dục được hướng dẫn các công cụ và chiến lược để theo dõi sức khỏe hạnh phúc của học sinh.

Thông qua các phiên hội thảo, người tham gia có một góc nhìn tổng quan, tích cực để hiểu sâu hơn về bức tranh hạnh phúc trong trường học.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại