Giám đốc kiêm kỹ sư trực tiếp bảo trì hệ thống lọc nước vụ tai biến chạy thận bị triệu tập

Đ.N |

Trước khi xảy ra tai biến chạy thận, Công ty Thiên Sơn đã thuê một công ty khác để tiến hành thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo.

Chiều 8/6, thông tin trên báo điện tử Công an nhân dân, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập Giám đốc một công ty ở Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo - bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Vị giám đốc này cũng chính là kỹ sư trực tiếp và chỉ đạo quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO. 

Theo tài liệu ban đầu, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn, có trụ sở tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đứng ra ký hợp đồng với bệnh viện về việc bảo trì, sửa chữa thiết bị tại khoa Thận nhân tạo.

Tuy nhiên, ngày 28/5, trước khi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng nêu trên, Công ty này đã thuê một công ty khác để tiến hành thực việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO.

Giám đốc kiêm kỹ sư trực tiếp bảo trì hệ thống lọc nước vụ tai biến chạy thận bị triệu tập - Ảnh 1.

Trụ sở Công ty Thiên Sơn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Gia Bình - Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trả lời PV báo Tuổi trẻ bên lề buổi lễ tiễn 10 bệnh nhân sống sót sau tai biến chạy thận xuất viện sáng 8/6:

Về nguyên nhân vụ việc, ông Bình cho rằng nghi ngờ có chứng cứ rõ nét nhất là tồn dư hóa chất súc rửa đường ống.

"Đây là tình huống lạ chưa từng có trong y văn thế giới, vì vậy chúng tôi cũng không học hỏi được gì từ việc điều trị các trường hợp từng có.

Tôi cũng chưa dám nói hóa chất đó là gì nhưng thông thường hay sử dụng là javen", ông Bình cho hay.

Theo quy định, trước khi chạy thận, nước được dùng để lọc máu phải được xét nghiệm nhanh; tuy nhiên, theo bà Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình thì Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đã không thực hiện đúng quy định. 

Giải trình về vấn đề này, bác sỹ Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: 

"Việc test nhanh là do phòng Vật tư của bệnh viện thực hiện, khoa chúng tôi không thực hiện việc này. Tất cả việc lọc nước, bảo trì, bão dưỡng hệ thống lọc nước là do phòng Vật tư và Công ty Thiên Sơn tiến hành".

Theo Công an tỉnh Hòa Bình, để công bố nguyên nhân cần thêm kết quả giám định pháp y của Viện Khoa học Hình sự, kết quả khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, kết quả giám định sinh học, hóa học và một số vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ về bệnh án, mẫu nước, mẫu hóa chất thu được tại hiện trường…

Theo các chuyên gia y tế, có 4 yếu tố có thể dẫn đến vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình. Đó là quy trình lọc máu, quả lọc, dịch lọc và chất lượng nước lọc.

Ba yếu tố đầu tiên được loại, vì 3 lý do. Thứ nhất, quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện trong ngày 29/5 cũng như quá trình thực hiện gần 10 năm qua chưa nổi lên điều gì bất thường.

Thứ 2, là có 6/18 bệnh nhân được sử dụng quả lọc mới nhưng vẫn bị tai biến.

Thứ 3, là dịch lọc đã được dùng một phần cho các ca chạy thận ngày hôm trước mà không có bất thường.

Đây là kết luận ban đầu, kết luận cuối cùng của vụ tai biến chạy thận này đang chờ kết quả điều tra, khám nghiệm từ phía cơ quan công an.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại