Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 11.000 ca mắc ung thư vú được phát hiện, trên 5.000 ca tử vong. Tỷ lệ mắc ung thư vú đang có xu hướng gia tăng với độ tuổi người bệnh cũng ngày một trẻ hóa.
Tại Hội thảo "Bước tiến mới trong điều trị ung thư vú di căn Her2 dương tính" do Bệnh viện K phối hợp với Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tổ chức (ngày 5/11).
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K thông tin, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Y tế nước ta vẫn đã nhanh chóng tiếp cận với những bước tiến mới của thế giới về mọi mặt, từ dịch tễ học và ghi nhận ung thư, dự phòng và phát hiện sớm đến chẩn đoán và điều trị…
Nhờ đó, bệnh nhân tại nước ta đã có thêm nhiều cơ hội được điều trị, cải thiện đáng kể tiên lượng sống và chất lượng sống.
Nhờ các chương trình nâng cao nhận thức về bệnh và tầm soát miễn phí của Bộ Y tế, các bệnh viện và quỹ hỗ trợ bệnh nhân, nhiều phụ nữ trên 40 tuổi cũng như các đối tượng có nguy cơ cao đã được khám tầm soát và trị bệnh ở giai đoạn sớm.
(Ảnh minh họa)
So với 10 năm trước, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị sớm đã tăng đáng kể. Tỷ lệ chữa khỏi đối với các trường hợp phát hiện sớm đã lên tới khoảng 90%.
Tuy vậy, hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân ung thư vú đến khám ở giai đoạn muộn, các bệnh nhân sau điều trị bị tái phát và di căn. Việc điều trị cho những bệnh nhân này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các bệnh nhân ung thư vú Her2 dương tính- một trong những loại ung thư vú có tiên lượng kém.
Do đó theo PGS.TS Nguyễn Văn Thuấn, việc hai thuốc nhắm trúng đích mới là Trastuzumab và Trastuzumab emtansine được Bộ Y tế phê duyệt tại Việt Nam có ý nghĩa rất lớn giúp cho bệnh nhân có thêm lựa chọn trong việc điều trị ung thư vú dương tính với Her2 nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh tại Việt Nam.
Xem thêm:
Khoai môn - "thần dược chống ung thư" của Lệ Phố