Nghệ sĩ Việt và những cái tên “Tây”

huongngan |

Trào lưu du nhập văn hóa nước ngoài ngày càng rầm rộ với các kiểu - từ thời trang, âm nhạc đến ngay cả phong cách sống

“Giao thoa” hay “phong trào”?

Khi mà một vài cái tên có chút “ nước ngoài” gây được sự chú ý trong nghệ thuật thì lập tức hiệu ứng của nó là hàng loạt cái tên khác cũng nôm na ăn theo.Nắm bắt được tâm lý “chuộng ngoại” của một số bạn trẻ thì các nghệ sĩ nhà ta cũng ráng tìm cho mình một cái nghệ danh thật lạ nhằm gây sự chú ý hơn trong nghề.

Chàng ca sĩ đang lấn sân điện ảnh Wanbi Tuấn Anh

Một số cá nhân tạo được sự thành công nhất định trong lànggiải trínhư: Noo Phước Thịnh, Wanbi Tuấn Anh… càng là động lực để những nghệ sĩ trẻ khác nôn nóng tìm cho bằng được một cái tên “ngoại” để cho bằng anh bằng em. Việc một cái tên thuần Việt mới ra đời để chứng minh trong nghệ thuật đã khó khăn, ít ai hiểu được rằng ngoài sự hiếu kỳ của các bạn trẻ ra thì phần lớn những đối tượng khán giả khác sẽ khó dung nạp được những cái mà nhiều người gọi là “nửa vời” ấy. Có phải chăng đó chính là một trong nhiều lý do khác đẩy cho nền âm nhạc của chúng ta ngày càng đi xa với cái gốc rễ vốn có của nó. Đi theo xu hướng và hòa nhập với thế giới là điều nên làm, nhưng không hẳn thế mà làm mất đi một giá trị đích thực của nghệ thuật.

Anh chàng "Bay giữa ngân hà" Nakun Nam Cường

Nghệ thuật là tài năng hay chỉ là “cách gọi”?

Ai cũng biết được là việc tìm một nghệ danh ấn tượng cho người nghệ sĩ thì không hề đơn giản, chính vì thế trước khi quyết định đến với nghệ thuật thì họ phải “vắt óc” để nặn ra một cái tên thật “kiêu” nhằm gây sự chú ý đặc biệt đối với khán giả.

Hotgirl Sam

Vì lẽ đó mà có nhiều nghệ sĩ chỉ trong một thời gian ngắn mà đổi đến mấy cái tên để tìm cơ hội “thành danh” trong nghề. Nghe mọi người cho rằng cái nghệ danh này sẽ khó mà phát triển trong sự nghiệp thì họ lại phân tâm, lật đật đi đổi cái tên khác để tìm cơ hội phát triển. Cứ như thế mà bản thân mỗi người cứ tự làm khổ mình chỉ vì một cái tên. Trong khi đó, vần đề cơ bản của nghệ thuật là hai chữ “tài năng” thì đôi khi các nghệ sĩ của chúng ta lại bỏ quên vào trong cái nghệ danh ấy. Nghệ thuật là cái kết tinh giữa tài năng và giá trị nhân cách nghệ sĩ là điều đáng được đề cao, dẫu biết rằng nghệ danh của bản thân mỗi nghệ sĩ cũng không kém phần quan trọng khi khán giả biết đến tên mình, nhưng không phải vì thế mà các nghệ sĩ trẻ phải chạy theo cái hư ảo bên ngoài mà quên hẳn cái thực thụ cần thiết bên trong.

Chàng người mẫu gắn liền với những scandal Chan Than San

Ăn theo và đánh mất:

Trong thời gian gần đây việc một nghệ sĩ lấy nghệ danh khá đặc biệt là “Tim”, phân tích ra thì có khá nhiều nghĩa để hiểu và được một công ty âm nhạc đầu tư bài bản, chính vì thế sự thành công như một hiện tượng là điều ai cũng thấy được. Thế nhưng sau vụ lùm xùm giữa chủ nhân cái tên và công ty sở hữu đã làm cho nghệ danh ấy cũng “lận đận” ngay trong thời gian sau đó. Đổi lấy và thay thế đối tượng khác cũng với cái tên ấy thì lại càng rắc rối thêm. Sự trùng lắp với cái gọi là “một cái tên hai con người” đã khiến cho người cũ không tiến lên được mà người mới cũng chẳng thành tài. Sau đó cái mà bản thân mỗi cá nhân phải nhận ra rằng, điều mà mỗi người cần làm khi tham gia nghệ thuật là cốt lõi của tài năng và đạo đức con người. Cũng trong câu chuyện ấy giờ đây người mới cũng đã sở hữu cho mình một cái tên khác và mang hơi hướng “chuộng ngoại” nhưng người ta lại cho rằng khá xa lạ với cách gọi của người thuần Việt.

Không biết là nền âm nhạc của chúng ta nói riêng mai đây sẽ ra sao khi xã hội ngày càng phát triển mà nghệ thuật không sánh bằng lớp cũ đã cống hiến một kho tàng văn hóa mà đến bây giờ vẫn còn giá trị. Sự tỷ lệ nghịch này là điều đáng để chúng ta quan tâm, làm thế nào để giá trị đó được gìn giữ và phát huy một cách hiệu quả.

Chàng ca sĩ trẻ đang trên đường chinh phục khán giả Reno Bình.

Lời kết:

Sự cố gắng đổi mới cái cũ để phát triển nó là điều đáng trân trọng cho lớp trẻ ngày nay, tiếp nhận cái bên ngoài và dung hòa cái bên trong cũng là điều cần đề cao, nhưng bản thân mỗi cá nhân làm nghệ thuật cần phải có sự cân nhắc khi thực hiện một vấn đề gì. Cái tên chỉ là một ví dụ đơn cử để mỗi người làm nghệ thuật một cách hiệu quả. Văn hóa là cái mà chúng ta tiếp nhận và đào thải, cuộc sống không thể tách biệt với nó, thế nhưng cũng đừng vì tính cấp thời “ăn theo trào lưu” mà bỏ đi cái giá trị truyền thống đích thực của dân tộc. Tục ngữ có câu "Chưa biết đi mà đã đòi chạy” là câu nói đánh giá chung cho những cá nhân thuộc lớp trẻ đang dấn thân vào con đường nghệ thuật phải suy ngẫm.

Theo Người Nổi Tiếng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại