Ngành giải trí Hong Kong và sự nhúng tay của băng nhóm xã hội đen

Bảo Nam |

Khi điện ảnh phát triển cũng là lúc các băng đảng xã hội đen trở nên mạnh mẽ hơn và uy hiếp đến các đoàn phim cũng như các ngôi sao giải trí.

Đoàn phim Transformers 4 và vụ tống tiền bất thành

Tháng 10/2013, đoàn phim Hollywood Transformers 4 khởi quay tại Hồng Kông, đạo diễn Michael Bay khi đó tiết lộ cho biết, xuất hiện một nhân vật trông giống như xác ướp đòi tống tiền đoàn phim, với mức giá ban đầu là 100.000 HKD (271 triệu đồng).

 Đạo diễn Michael Bay trong thời gian thực hiện Transformer 4 tại Hồng Kông.

Mặc dù hành động bất thành của kẻ tống tiền cũng như không ảnh hưởng đến tiến độ củaTransformers 4, thế nhưng cũng đủ khiến công chúng lẫn truyền thông Hồng Kông nhớ lại thời kỳ huy hoàng của các băng đảng giang hồ, xã hội đen từng hoành hành làng điện ảnh xứ cảng thơm thập niên niên những năm 90.

Vậy rút cục, vì sao làng giải trí Hồng Kông càng ở đỉnh cao lại luôn phải đối mặt với giới giang hồ? Những cuộc đụng độ đó dẫn đến kết cục gì, và các ngôi sao đã phải chỗng đỡ và đối chọi ra sao trong hoàn cảnh đó?

Thời hoàng kim cộng sinh của điện ảnh và xã hội đen

Công chúng Hồng Kông nhiều người còn nhớ, thập niên những năm 80, 90 của thế kỷ trước, xuất hiện nhiều nhân tài kiệt xuất trong làng giải trí xứ cảng thơm. Thêm vào đó, ngành công nghiệp điện ảnh của những khu vực như Đài Loan, các quốc gia Đông Nam Á lại tỏ ra yếu thế hơn hẳn, điều này càng làm cho điện ảnh ở Hồng Kông nở rộ và hốt bạc bộn tiền. Sự kiện trên nói theo cách của những băng đảng xã hội đen, vốn có trăm phương ngàn kế để kiếm lợi nhuận khổng lồ thì "không làm phim thì quá ngu!".

Với vai diễn Tiểu Mã Ca trọng nghĩa đã khiến biết bao người hâm mộ và giúp Châu Nhuận Phát chỉ trong một đêm trở thành thần tượng của nhiều người.

Với vai diễn Tiểu Mã Ca trọng nghĩa đã khiến biết bao người hâm mộ và giúp Châu Nhuận Phát chỉ trong một đêm trở thành thần tượng của nhiều người.

Ngay đến nhà biên kịch nổi tiếng Hồng Kông là Văn Tuyển từng đề cập đến thời kỳ này cho biết: "Đây chính là thời khắc thiên thời địa lợi nhất với điện ảnh Hồng Kông, cũng là thời điểm tồi tệ nhất! Đến cả giới giang hồ cũng biết lợi dụng đục nước béo cò".

Sự mê hoặc của đồng tiền khiến giới giang hồ thâm nhập vào giới điện ảnh ngày một sâu sắc. Đặc biệt sau khi bộ phim Bản sắc anh hùng ra đời, làng điện ảnh hoàn toàn đi theo xu hướng "mỹ hóa" hình tượng các nhân vật xã hội đen, những bộ phim anh hùng theo chủ nghĩa giang hồ. Và đến giữa thập niên những năm 90, xu hướng này bắt đầu đạt đến thời kỳ đỉnh cao.

Ngày càng nhiều người của giới điện ảnh đi lại cũng như kết thân với giới giang hồ, từ đó hình thành nên quan hệ "cộng sinh" sâu sắc không thể cắt rời giữa điện ảnh với xã hội đen. Sự "cộng sinh" này một mặt giúp giới giang hồ nâng cao vị thế cũng như hình tượng thông qua hình ảnh. Mặt khác, người làm điện ảnh cũng cần đến tư liệu từ giới giang hồ, nhằm làm giúp bộ phim thêm chân thực và "đời" hơn.

May mắn vì không bị đánh cắp phim âm bản

Thế nhưng khi thị trường phim đã đi vào quy củ thì giới xã hội đen khó lòng bám trụ, bởi vậy chỉ còn cách tìm đến những ngôi sao hạng 2, hạng 3 vì lúc này những ngôi sao hạng A vừa có cát-xê cao và lịch đóng phim dày đặc do đó không có thời gian tham gia những phim của các tổ chức giang hồ. Thời gian này bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn.

Nhà Có Hỷ Sự ( Alls Well, Ends Well) là loạt series phim điện ảnh hài kinh điển có đến 3 phiên bản được thực hiện vào năm 1992, 1997 và 2009.

Nhà Có Hỷ Sự ( All's Well, End's Well) là loạt series phim điện ảnh hài kinh điển có đến 3 phiên bản được thực hiện vào năm 1992, 1997 và 2009.

Tháng 1/1992, phần phim thô của bộ phim "Nhà có hỷ sự" (All's Well, End's Well) đã bị kẻ gian đột nhập studio.

Nhà sản xuất phim Hoàng Bách Minh nhớ lại cho biết, khi đạo diễn vừa rời khỏi xưởng phim, liền có kẻ gian đột nhập và bắt nhân viên biên tập phim phải giao cho chúng phần phim âm bản (phim gốc).

May mắn đó lại là những thước phim nháp chứ không phải phim gốc (phim gốc thường được đặt bên cạnh nhưng kẻ trộm không phân biệt được đâu là phim âm bản đâu là phim nháp). Nhờ vậy "Nhà có hỷ sự" đã may mắn thoát khỏi nạn đánh cắp phim âm bản.

Đón đọc kỳ tới: Chiêu trò bẩn của xã hội đen trong điện ảnh HK.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại