Trước đây vào năm 2011, phim truyền hình Huyền sử thiên đô dự kiến 72 tập, 42 tập đầu sản xuất hết 60 tỉ đồng. Ảnh tư liệu.
Phim Ý chí độc lập do Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam (nhà văn Nguyễn Xuân Hưng làm giám đốc) lên kế hoạch sản xuất, phát hành.
Bộ phim (kịch bản của tác giả Nguyễn Xuân Hưng và Lê Đào Trang) được trông chờ sẽ có chất lượng nghệ thuật cao, phục vụ nhiệm vụ chính trị khi có nội dung về giai đoạn lịch sử 1941-1945.
Diễn biến phim bao gồm các sự kiện lớn của cách mạng Việt Nam từ Khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến đêm trước của Cách mạng Tháng Tám.
Bộ VH-TT&DL cũng đã phê duyệt và đưa 4 kịch bản phim vào kế hoạch Nhà nước đặt hàng sản xuất phim truyện điện ảnh năm 2015-2016.
Theo đó, 4 kịch bản 'đặt hàng" gồm: Phim truyện Không ai bị lãng quên, đề tài về những chiến sĩ tình nguyện Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc của Hồng quân Liên Xô; ngợi ca tinh thần quốc tế vô sản.
Phim truyện Người yêu ơi, đề tài về đồng bào dân tộc, miền núi; đặt vấn đề về việc giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Phim truyện Địa đạo, đề tài chiến tranh cách mạng, phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, trong đó tập trung thể hiện hình tượng con người và vùng đất Củ Chi thành đồng.
Phim truyện Xã tắc, đề tài lịch sử, phản ánh công cuộc gìn giữ bờ cõi, chống thù trong giặc ngoài của dân tộc Việt Nam.
Mong chờ phim hay
Vừa qua nhân dịp Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19, nhiều ý kiến đánh giá phim “đặt hàng” Việt Nam ít hiệu quả tuyên truyền.
Bộ phim “đặt hàng” gần nhất là Mỹ nhân có chi phí làm phim từ ngân sách trên 16 tỉ đồng, khi trình chiếu đạt doanh thu phòng vé khoảng 500 triệu đồng.
Nhà văn nhà văn Nguyễn Đông Thức - thành viên ban giám khảo phim truyện Liên hoan phim Việt Nam 2015 - trong bài viết trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 6-12 bày tỏ:
“Khi đã được Nhà nước tài trợ làm phim, thì dù bất cứ thể loại nào cũng phải là phim hay, thu hút được đông đảo công chúng".
Bạn đọc Nguyen (TP.HCM) khoe rằng mình là tín đồ yêu thích phim Việt khi khi luôn tranh thủ xem phim Việt trên truyền hình đến khuya và góp ý:
“Theo tôi, nếu phim Việt muốn vươn lên, sánh cùng cộng đồng quốc tế thì phải “chăm sóc mình” kỹ càng hơn.
Có lẽ phải xem lại tài chính, trình độ đạo diễn, khả năng diễn xuất, kịch bản thay vì làm phim ăn xổi để thu tiền từ ngân sách...”.
Là người thường xuyên theo dõi sự phát triển của điện ảnh Việt, bạn đọc Tuấn nhận xét: “Phim Việt cứ khiên cưỡng, lời thoại nhàm chán kiểu giáo điều thay vì nhẹ nhàng để lại bài học sâu sắc.
Hãy thay đổi nội dung phim vì nhận thức của khán giả đã thay đổi”.
Bạn Phạm Thị Thanh Phụng đề xuất: “Nhà nước cứ xem hãng phim nào làm tốt, có sản phẩm phim hay, sau đó mua về công chiếu. Không nên ứng tiền như cách làm hiện nay rồi kết quả lại đi ngược mong muốn”.