Tạo hình Chu Chỉ Nhược của Lê Tư trong "Ỷ thiên đồ long ký" 1993 đã đem đến một hình ảnh mới mẻ cho vai diễn nửa chính nửa tà này. Cô nhận được nhiều khen ngợi cho phục trang màu trắng cùng mạng che mặt bí ẩn.
Mộc Uyển Thanh (Tưởng Hân) là cô gái luôn che giấu dung nhan của mình sau một lớp vải trong những tập đầu của "Thiên long bát bộ".
Hải Lan Châu (Trương Mông) vẫn cho thấy nhan sắc kiều diễm và có phần lấn át Đại Ngọc Nhi (Viên San San) mặc dù phải đeo khăn che mặt.
Ngọc Kỳ Lân (Đường Yên) là cô nàng tinh nghịch và lém lỉnh, nên đã bày trò cải trang để trêu trọc ý trung nhân của mình.
Trong "Ỷ thiên đồ long ký" 2009, Hà Trác Ngôn đã vào vai Tiểu Chiêu, một cô gái có dung mạo tuyệt thế và là giáo chủ tổng giáo Minh giáo Ba Tư.
Không chỉ sở hữu nhan sắc kiều diễm, Ban Thục (Cảnh Điềm) còn khiến người ta ngưỡng mộ bởi tư chất thông minh và tính cách nghĩa hiệp.
Tạo hình của Võ Mỵ Nương (Phạm Băng Băng) từng gây ấn tượng mạnh với khán giả bởi chiếc mặt nạ vàng. Cô đã đem đến hình ảnh một vị phi tần mang nét đẹp bí ẩn và quyến rũ.
Trước đó, vai diễn Luyện Nghê Thường của Phạm gia trong "Bạch phát ma nữ" cũng từng nhận được nhiều khen ngợi bởi tạo hình đơn giản nhưng không kém phần xinh đẹp.
Trong "Phong trung kỳ duyên", Ngọc Cẩn (Lưu Thi Thi) vốn là một cô gái sống trên hoang mạc và đồng hành với bầy sói.
Người xem vẫn dễ dàng nhận ra vẻ u sầu trên khuôn mặt của Vĩnh Ninh (Viên San San) trong "Chế tạo mỹ nhân".
Mã Phức Nhã trong "Khuynh thế hoàng phi" từng được coi là vai diễn cổ trang có tạo hình đẹp nhất của Lâm Tâm Như.
Tạo hình của Triệu Lệ Dĩnh trong "Thục sơn chiến kỷ kiếm hiệp truyền kỳ" thường là trang phục có tông màu tối để phù hợp với vai diễn Ngọc Vô Tâm, con gái của đại ma đầu.
Tạo hình xinh đẹp và sắc sảo của Trương Hinh Dư trong "Phong thần anh hùng bảng" từng được các cư dân mạng ca ngợi hết lời.