Doanh nhân “rảnh" đi đóng phim?
Trả lời ngay là không. Ngoại trừ họ (doanh nhân) có niềm đam mê với ‘nghệ thuật thứ bảy’. Nếu chấp nhận tham gia phim bộ phim nào đó, họ phải bù thời gian cho công việc gấp 2-3 lần mà phim ‘lấy mất’. Nếu không có đam mê, tình yêu với điện ảnh, e rằng họ không thể bước qua ranh giới giữa doanh nhân và diễn viên điện ảnh hoặc thành công trong vài trò diễn viên.
Doanh nhân vừa thành đạt, vừa có tiếng trong giới giải trí, phim ảnh phải nói đến Lê Đình Hùng, Giám đốc công ty Cửu Long Jewelry, thường được biết với tên gọi Hùng Cửu Long.
Hùng Cửu Long bên khung cửi của người dân Chăm. Trong bộ phim Tiếng trốn...
Từ một thợ bạc trẻ tuổi yêu nghề, cùng lòng nhiệt huyết lập nghiệp đã giúp anh tạo nên một thương hiệu trang sức nổi tiếng Việt Nam mang tên Cửu Long Jewelry. Hùng Cửu Long cũng chính là người tiên phong thổi hồn cho những giá trị, bản sắc Việt vào trang sức.
Tiếng tăm doanh nhân thành đạt như chưa thỏa lấp được ‘‘máu’ điện ảnh trong người, Hùng Cửu Long dấn thêm bước dài trên con đường ‘nghệ thuật thứ bảy’. Đến nay, anh đã tham gia khoảng hơn 30 bộ phim lớn nhỏ, từ phim truyền hình hình đến phim điện ảnh.
Có những vai diễn Hùng Cửu Long đảm nhiệm chỉ xuất hiện thoáng qua, kiểu làm nền, dạng cho có. Cũng có những vai anh xuất hiện từ 5-10 phút với nhiều phân đoạn cũng đòi hỏi khả năng diễn xuất. Hoặc gần đây nhất là vai chính trong phim “Thiên Hoàng”, đã giúp Hùng Cửu Long xóa đi những nhận xét mang tính định kiến là ‘tay ngang’ khi anh nhập vai như “nhập hồn”.
Tương tự, Trần Bảo Sơn từ một doanh nhân ít ai biết đến ‘bỗng dưng nổi tiếng’ ở lĩnh vực phim ảnh. Có chăng được biết đến chỉ là do anh là chồng của siêu mẫu/diễn viên Trương Ngọc Ánh.
Anh bén duyên với điện ảnh hơi muộn vì là ‘tay ngang’. Chẳng những vậy, gần đây Trần Bảo Sơn đang trở thành lựa chọn hàng đầu của các đạo diễn cho vai nam chính. Những bộ phim anh tham gia đều tạo được tiếng vang, đoạt những giải thưởng chuyên môn giá trị, hoặc “soán ngôi” phòng vé.
Khác với Hùng Cửu Long “vui là chính”, Trần Bảo Sơn thì “nghiêm túc” hơn qua những vai chính trong những dự án phim chiếu rạp được đầu tư tiền tỉ. Và có lẽ, chẳng có nhà đầu tư nào mà không “trông giỏ bỏ thóc” cho những vai “cộm cán” mà anh đóng.
‘Ca’ lạ mang tên Phạm Đình Nguyên
Gần đây bộ phim truyền hình 9 tập “Mùa oải hương năm ấy” đang được cộng đồng mê phim (lãng mạn) chờ đón hàng ngày. “Mùa oải hương năm ấy” là một bộ phim tâm lý tình cảm lãng mạn đầu tiên của Việt Nam được thực hiện đúng chuẩn Drama Hàn Quốc. Lấy bối cảnh tại thành phố Đà Lạt mộng mơ, phim là câu chuyện xoay quanh 7 người bạn trẻ trên con đường tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu và công việc. Cuộc sống đưa họ đến với nhau, ràng buộc họ trong những rối rắm tình ái cùng một bi kịch chung đau đớn: đó là yêu một người không yêu mình.
Cụ thể đó là chuyện tình của một cô gái (đã đính hôn) An Nhiên sống và học tại vùng Provence (nước Pháp) về Đà Lạt sáng tác tranh và dạy hội họa tại một trường phổ thông. Còn chàng trai là cháu của ông chủ thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên tốt nghiệp ở Mỹ về. Bảo Anh có cá tính, sống độc lập, không dựa dẫm vào gia đình. Anh làm 2 công việc: dạy tiếng Anh, cùng trường với An Nhiên và làm chủ một quán cà phê nhượng quyền PhinDeli.
Việc mời ông chủ thị trấn Mỹ đóng phim cũng là chuyện “không thể”. NamCito (Gíam đốc sáng tạo của phim) tiết lộ một cách dí dỏm: “Anh Nguyên bảo rằng anh nhận lời đóng phim với chúng tôi, vì chúng tôi có kiểu khao khát Không gì không thể mà anh ấy rất đồng cảm. Khi tôi nói, ‘Nhiều người bảo em điên khi mời anh vào vai Đình Nguyên’, anh Nguyên đã bật cười và trả lời: ‘Đừng lo! Cũng có nhiều người từng bảo anh điên, khi anh mua thị trấn Mỹ và đổi tên thị trấn thành PhinDeli. Đôi khi, ta cần phải điên chỉ để chứng minh một điều: Không gì không thể!’”.
“Tôi nghĩ chỉ riêng việc khéo léo đưa những con người và hình ảnh có thật ngoài đời vào phim đã là một ý tưởng lạ, mang đến những cảm xúc thú vị khi xem. Thật sự tôi không cho rằng mình đã… đóng phim. Thay vào đó, những ngày làm việc chung cùng ê-kíp Mùa oải hương năm ấy mang đến cho tôi cảm giác mình đang đi cùng các bạn trên một chặng đường ngắn, để sẻ chia những trải nghiệm, hun đúc thêm niềm khao khát của tuổi trẻ, và cùng chứng minh với các bạn rằng: Không gì không thể!”, thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết.
Ông chủ “lắm chiêu” Phạm Đình Nguyên đóng phim như thế nào? Vai diễn một người chú uy nghiêm nhưng rất tâm lý trong Mùa oải hương năm ấy đã được anh thể hiện ra sao? Điều đó, khán giả sẽ tự mình cảm nhận được khi tập phim đầu tiên sẽ chính thức ra mắt vào ngày 4/12 tới.