60 năm đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ đặt bút ký sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam, nền điện ảnh đã bắt đầu bằng những mốc son huy hoàng bằng những tác phẩm để đời, được xếp vào hàng kinh điển. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, hãy cùng nhìn lại những tác phẩm đó.
1. Chung một dòng sông
Chung một dòng sông ra đời năm 1959 do hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân của Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.
Đề tài của Chung một dòng sông là cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra. Khi đó, theo Hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thanh giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam - Bắc của Việt Nam. Hai nhân vật Hoài và Vận yêu nhau từ hồi cùng trong chiến tranh Việt-Pháp. Sau 1954 họ định làm lễ cưới, nhưng khi thuyền của nhà trai sang bờ Nam đón dâu thì cảnh sát phía Nam không cho họ lên bờ. Mối tình của họ bị ngăn cản.
2. Vĩ Tuyến 17 Ngày Và Đêm
Ra đời từ năm 1972 nhưng đến nay bộ phim này vẫn còn được nhắc đến như một dấu mốc đáng nhớ của lịch sử điện ảnh nước nhà nói chung và của đạo diễn Hải Ninh nói riêng.
Tác phẩm có sức sống lâu bền bởi phản ánh chân thực cuộc đấu tranh anh hùng của dân tộc ta, mà tiêu biểu trong phim là hình ảnh chị Dịu kiên cường bất khuất, đã hy sinh mọi hạnh phúc cá nhân để góp hết sức mình cho cuộc giải phóng dân tộc.
Sau hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự ngăn cách Việt Nam thành hai vùng tập trung. Cuộc sống của người dân hai bên bờ sông bị ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết các gia đình đều có người thân sống dưới hai chế độ khác nhau. Sau khi chồng tập kết ra Bắc, chị Dịu ở lại bờ Nam của sông Bến Hải. Bí thư chi bộ Thuận bị phe Việt Nam Cộng hòa giết chết, chị Dịu lên thay chức vụ đó. Vì lý do này mà chị đã nhiều lần bị Trần Sùng đưa vào tù.
3. Cánh đồng hoang
Cánh đồng hoang là một phim nhựa làm về đề tài chiến tranh của Việt Nam. Xem phim, mỗi người có thể cảm nhận rõ nét về sự đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ đất nước. Ngoài ra, phim còn gây ấn tượng mạnh vì ngôn ngữ điện ảnh rất cô đọng.
Cánh đồng hoang còn giúp khán giả thế giới nhìn thấy điện ảnh Việt Nam có rất nhiều nhân tài trong môn nghệ thuật thứ 7 như: Hồng Sến, Lâm Tới, Thúy An, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Quang Sáng… - những nghệ sĩ đã góp phần làm nên thành công của kiệt tác này.
Bộ phim này đã đạt Giải Bông sen vàng liên hoan phim Việt Nam 1980 giải đặc biệt liên Đoàn báo chí Điện ảnh Quốc tế (1980), Huy chương vàng liên hoan phim Quốc tế Moskva, 1981 và một số giải thưởng khác.
4. Sống trong sợ hãi
Đây là bộ phim nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, thực hiện và phát hành vào năm 2005, thuộc thể loại tâm lý, tình cảm.
Bộ phim này nói về một người lính Việt Nam Cộng hòa tên Tải. Anh có đến 2 người vợ trong khi đang thời kỳ vừa giải phóng chiến tranh Việt Nam nên anh gặp nhiều khó khăn để kiếm tiền nuôi vợ. Anh ta nghĩ ra một cách là phải gỡ bom mìn của quân đội Mỹ cài trước kia rồi đem bán sắt vụng kiếm tiền, cho dù bị nhiều người ngăn cản nhưng anh vẫn quyết phải làm cho bằng được.
Bộ phim này đã đạt giải Ba thể loại phim sinh viên quốc tế tại liên hoan Phim Cannes 2000, Pháp; huy chương Bạc liên hoan Phim Đài Loan 2000. 5 giải Cánh diều Vàng: Đạo diễn phim truyện nhựa xuất sắc và 1 số giải thưởng khác.
5. Áo lụa Hà Đông
Áo lụa Hà Đông mô tả câu chuyện về đời sống hằng ngày của một gia đình rất nghèo ở Hội An và hành trình của họ trong cuộc sống , đặc biệt là cuộc đấu tranh của họ để chịu đựng trong những cảnh ngộ khó khăn .
Áo lụa Hà Đông" là bộ phim Việt Nam đoạt giải thưởng Phim được khán giả yêu thích nhất tại Liên Hoan Phim Pusan Hàn Quốc lần thứ 11. Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục phim truyện nhựa xuất sắc nhất.
6. Biệt động Sài Gòn
Biệt Động Sài Gòn là bộ phim đầu tiên, duy nhất của điện ảnh Việt Nam tái hiện những chiến công của đội biệt động Sài Gòn trước 1975.
Phim miêu tả những cảnh chiến đấu ngoài chiến trường với súng vang, mìn nổ, khói lửa và thương vong, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch.
Biệt động Sài Gòn còn là một thành tựu lớn của điện ảnh Việt Nam những năm '80 cả về nghệ thuật dàn dựng, diễn xuất và thu hút khán giả - từng là bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam và luôn được yêu thích suốt hơn 20 năm qua.
7. Con chim vành khuyên
Tác phẩm này đã làm say đắm nhiều thế hệ người xem phim và cũng là một trong những bộ phim Việt Nam đầu tiên gây được sự chú ý của giới điện ảnh quốc tế.
Câu chuyện trong phim diễn ra vào thời kháng chiến chống Pháp. Bé Nga nhí nhảnh hồn nhiên sống cùng cha ở một làng nhỏ ven sông, cùng cha đưa đón và che giấu các cán bộ, chiến sĩ. Một ngày kia, bọn mật thám Pháp đã phát hiện ra chuyện này, chúng tra tấn người cha bé Nga, bắt bé phải nhảy dây để đặt bẫy những cán bộ kháng chiến đang ở bên kia sông...
Bé Nga trong sáng bên cạnh con chim vành khuyên đáng yêu đã trở thành một hình tượng đẹp của điện ảnh Việt Nam. Phim Con chim vành khuyên đã được trao giải đặc biệt dành cho phim ngắn của Ban Giám khảo LHP Karlovy Vary năm 1962 và giải Bông Sen Vàng tại LHP Việt Nam lần II, 1973.
8. Em bé Hà Nội
Em bé Hà Nội là một bộ phim nhựa do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974 và do Hải Ninh làm đạo diễn. Bộ phim khắc họa cuộc sống Hà Nội năm 1972, khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Linebacker II, ném bom miền Bắc Việt Nam.
Bối cảnh bộ phim là Hà Nội năm 1972, sau Giáng Sinh và đợt dội bom B52 của quân đội Mỹ. Ngọc Hà, một em bé 12 tuổi, phải kiếm bố mẹ và đứa em gái bị mất tích trong sự hoang tàn của thành phố. Cô bé đã được những người lính tốt bụng giúp đỡ và dần dần được hội ngộ em gái của mình.
9. Vị đắng tình yêu
Vị đắng tình yêu là một bộ phim nói về tình yêu của Việt Nam. Đây là một trong những bộ phim đạt doanh thu cao nhất thập niên 1990 ở Việt Nam. Cho đến nay, tác phẩm này vẫn được xem là một trong những bộ phim về đề tài sinh viên dễ thương nhất, hay nhất và chân thật nhất.
Bộ phim được công chiếu vào đầu năm 1990 được đạo diễn bởi đạo diễn Lê Xuân Hoàng và là bộ phim giúp cho diễn viên điện ảnh Lê Công Tuấn Anh trở nên nổi tiếng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng yêu điện ảnh.
10. Bao giờ cho đến tháng Mười
Bao giờ cho đến tháng Mười là một bộ phim tâm lý của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ra mắt lần đầu năm 1984.
Lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Bao giờ cho đến tháng mười là một bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc, một bộ phim thành công của điện ảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 1980.
Bộ phim đã được bình chọn là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Ngày 15 tháng 9 năm 2008, CNN đánh giá Bao giờ cho đến tháng Mười là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.