Vào cuối thời Trung cổ, một nhà hát rùng rợn, sởn gai ốc lặng lẽ xuất hiện ở Châu Âu. Chỉ cần bỏ ra vài đồng tiền là có thể ngồi trong rạp hát và chiêm ngưỡng màn trình diễn đẫm máu: giải phẫu cơ thể người.
Được thành lập vào năm 1595, nhà hát giải phẫu Padova là nhà hát giải phẫu đầu tiên trên thế giới có thể chứa đến 500 khán giả.
Nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau đã mô tả nhà hát như sau: “Xác chết hôi thối ngất trời, thi thể xanh ngắt với dòng dịch đang tiết ra, máu tươi chảy khắp ngõ ngách, ruột gan, xương trắng đầy mặt đất, hơi nước bốc lên cực kì buồn nôn!”.
Hình ảnh một nhà hát giải phẫu thời Trung cổ.
Vậy mà, trong hoàn cảnh đáng sợ như thế, dù là sinh viên ngành y, giáo sư đại học hay những thanh niên tiến bộ theo đuổi sự thời thượng… đều không mảy may một chút sợ hãi nào, mà còn rất là phấn khích.
Họ đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy các bộ phận bên trong cơ thể con người, thậm chí còn lao về phía trước, cố gắng chạm vào các cơ quan nội tạng đang còn ấm.
Trong nhà hát ngớ ngẩn này, ai ai cũng chăm chú theo dõi một cơ thể đang bị mổ bụng mà không hề quan tâm con người đáng thương đó là ai, đến từ đâu.
Trên thực tế, “bọn họ” lúc còn sống đa phần đều là những tội phạm hoặc người nghèo. Một số bị khai quật từ các ngôi mộ, trong khi một số khác bị sát hại tàn nhẫn, chỉ vì muốn đổi lấy một vài đồng bạc lẻ.
Nhìn lại lịch sử phát triển y học do con người viết ra, có bao nhiêu tội ác đáng sợ núp bóng dưới cái tên phát triển khoa học.
Trong thời kỳ nghiên cứu y học ban đầu, khi còn chịu ảnh hưởng nhiều từ tôn giáo, giải phẫu cơ thể con người bị coi là thiếu tôn trọng với Thượng Đế và bị nghiêm cấm.
Nhiều lý luận y học lúc đó đều dựa trên giải phẫu động vật, dẫn đến kiến thức giải phẫu truyền thống còn thiếu sót, thậm chí dẫn đến vấn đề: “Các mạch máu bắt đầu từ gan”, “Trái tim chỉ có 2 tâm thất”, “Xương hàm dưới có 2 bộ phận xương” và nhiều lý luận sai khác.
Đến thế kỷ 14, khi giải phẫu người được nhìn nhận thoáng hơn, vô số nhà nghiên cứu nhiệt tình lao vào giải phẫu, mổ xẻ không ngừng nghỉ, khám phá không mệt mỏi những bí ẩn của loài người.
Da Vinci sống ở thế kỷ 15 cũng đam mê giải phẫu. Ông đã mổ hơn 30 cơ thể người và là người đầu tiên công bố tim người có 4 tâm thất.
Bản thảo ghi chép kết quả giải phẫu của Da Vinci.
Tuy nhiên, vào cuối thời Trung cổ, những người cầm quyền có quan điểm bảo thủ về giải phẫu. Ngay cả bác sĩ Andreas Vesalius, người được xem là cha đẻ của ngành giải phẫu người hiện đại cũng chỉ mổ xẻ 6 cơ thể trong suốt 5 năm.
Vì vậy, mỗi khi có phạm nhân bị kết tội tử hình, Andreas Vesalius đều đến gần nhất có thể để quan sát chi tiết các cấu trúc của cơ thể người. Thậm chí, Andreas Vesalius thường nhân lúc trời tối mịt, chạy đến các khu vực hành hình để trộm lấy những thi thể “tươi mới”.
Trong một môi trường nghiên cứu khắc nghiệt như vậy, Andreas Vesalius đã xuất bản một kiệt tác y học "De humani corporis fabrica (Tạm dịch: Về cấu trúc cơ thể người)” ở tuổi 28, mô tả một cách có hệ thống xương, cơ, mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan nội tạng trong cơ thể người.
Bác sĩ Andreas Vesalius không chỉ thực hiện giải phẫu cá nhân mà còn kêu gọi các sinh viên tham gia thực hành. Nhưng, số lượng cơ thể được cho phép mổ xẻ hợp pháp là quá ít để đáp ứng nhu cầu của các sinh viên.
Một số người đã bắt đầu nghĩ về các nghĩa trang: những nghĩa trang không người trông nom tương đương với một “mỏ” cơ thể có sẵn.
Andreas Vesalius đã ghi nhận lại cảnh các sinh viên phạm pháp: “Các sinh viên trộm một thi thể phụ nữ từ nghĩa trang, công khai phẫu thuật,... họ cẩn thận lột hết da trên cơ thể để tránh bị chồng của người quá cố nhận ra”.
Sự ra đời của cuốn “Về cấu trúc cơ thể người” đã truyền cảm hứng rất lớn đến các nhà nghiên cứu cơ thể con người sau này.
Sau đó, khi phong trào Khải Mông xảy ra, chính phủ Châu Âu dưới sức ép đã phải sửa đổi các quy định pháp lý và cho phép thi thể tử tù được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu y học.
Bức tranh nổi tiếng của Rembrandt "Bài học giải phẫu của bác sĩ Nicholas Dour": khung cảnh của một lớp giải phẫu nhỏ trong thế kỷ 17.
Vào thời điểm này, các trường đại học danh tiếng đã mở các lớp giải phẫu cho công chúng, cố định mỗi năm một lần.
Để làm chậm tốc độ phân hủy của thi thể, các lớp giải phẫu thường được tổ chức vào mùa Giáng sinh lạnh lẽo.
Một thi thể sẽ được phân cho mười mấy lần mổ xẻ, đầu tiên là toàn thân, tiếp đến là các cơ quan đơn lẻ, các nhóm cơ khác nhau,... kéo dài khoảng 2 tuần.
Tuy nhiên, cùng với việc tối ưu hóa hệ thống xử phạt tử hình, một số tội phạm nhẹ (như trộm cắp) không còn bị kết án tử.
Số tử tù giảm mạnh, trong khi số lượng sinh viên y khoa đã tăng gấp đôi. Sinh viên y khoa muốn đạt được trình độ y tế phải trải qua đào tạo giải phẫu, thậm chí có những trường yêu cầu sinh viên phải hoàn thành ít nhất 10 cuộc giải phẫu trước khi tốt nghiệp.
Vào thế kỷ 19, Viện nghiên cứu y học của trường Edinburgh phát triển mạnh, vươn lên vị trí hàng đầu ở Châu Âu. Vấn đề thiếu hụt thi thể cũng trở nên nghiêm trọng hơn: mỗi năm chỉ có 5 thi thể được phân bổ cho Khoa y trường Edinburgh, thậm chí phải nhập từ nước Anh.
Năm 1826, một cảnh sát người Anh đã phát hiện 3 thùng gỗ tại bến tàu với nhãn dán “Magie sulphat”. Bên trong là 11 thi thể với một lượng magie sulphat lớn, chuẩn bị vận chuyển đến trường Edinburgh.
Khoảng cách giữa cung và cầu đã mở ra một cơ hội kinh doanh mới cho một nhóm người ngoài vòng pháp luật.
Họ được gọi là “kẻ buôn xác chết”, cũng có người gọi họ là “người phục sinh” với công việc là đánh cắp thi thể từ nghĩa trang và bán cho các bác sĩ phẫu thuật với giá cao.
Một trong những kẻ tai tiếng nhất trong “giới buôn xác chết” là bộ đôi Burke và Hare đến từ Ireland. Cả 2 đều là người di cư đến Scotland, làm việc tại thủ đô Edinburgh và sớm trở thành bạn bè.
Vào một ngày nọ, một người thuê trọ tại nơi Hare đang làm việc đột ngột qua đời vì đau tim. Burke và Hare đã lên kế hoạch bán thi thể này cho bác sĩ Knox, một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng ở Edinburgh.
Nhận thấy lợi nhuận từ công việc buôn thi thể này quá cao, cả 2 đã dấn thân vào con đường giết người.
Họ lên kế hoạch kỹ càng: làm quen với những người nghiện rượu, gái mại dâm, người thuê phòng, và tất cả những ai mà họ có cơ hội xuống tay; dụ dỗ về nhà và chuốc say họ.
Burke và Hare làm nạn nhân nghẹt thở bằng cách giữ chặt mũi và miệng đối phương, với mục đích giữ thi thể nạn nhân nguyên vẹn.
Ảnh vẽ chân dung 2 tên sát nhân Burke và Hare.
Chỉ trong 1 năm, Burke và Hare đã giết chết 16 người theo cùng một cách, mỗi thi thể bán được từ 6 đến 10 bảng Anh.
Cuối cùng, một người khách đã tìm thấy một thi thể dưới gầm giường trong nhà trọ nên tố cáo với cảnh sát. Trong quá trình xét xử, Hare đã chủ động vạch rõ tội ác của Burke mong tìm được sự khoan hồng cho chính mình.
Nhờ đó Hare đã may mắn thoát chết còn Burke bị kết ác tử. Sau khi bị treo cổ, thi thể của Burke đã được đưa đến nhà hát giải phẫu.
Trong thời đại hỗn loạn đó, không chỉ có Burke và Hare rơi vào thế giới buôn thi thể. Ở London cũng có một băng đảng đánh cắp và bán hàng trăm thi thể, đó là băng nhóm London Burkders.
Năm 1831, băng nhóm này bắt được một cậu bé người Ý 14 tuổi khi đi trên đường. Một bác sĩ phẫu thuật mua thi thể này đã nhận ra điều gì đó không ổn trong lúc mổ xẻ, nên đã báo cảnh sát.
Vào ngày tên thủ lĩnh của băng nhóm London Burkers bị xử tử có khoảng 30 nghìn người đến theo dõi.