Theo hãng thông tấn Spunik, vừa qua Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo kỷ niệm 60 năm thành lập Tên lửa chiến lược, trong đó khẳng định, 6.000 lính tên lửa chiến lược Nga luôn luôn trực sẵn sàng chiến đấu 24/24, lực lượng này có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công hạt nhân vào bất cứ lúc nào.
Mỗi ngày đều có 7 tên lửa đạn đạo liên lục địa được “dựng lên” để sẵn sàng đối phó với các thách thức hiện nay.
Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Nga, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hiện đại hóa trong lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ đạt 76%, trong đó bao gồm cả tên lửa chiến lược vượt siêu âm.
Được biết, các tên lửa liên lục địa được điều khiển bởi 6.000 lính tên lửa bao gồm 4 loại phóng từ giếng ngầm: R-36M (Satan), UR-100N (SS-19 Dao găm nhỏ), RT-2PM2 (Topol-М), RS-24 (Yars); 3 loại phóng di động: RT-2PM (Topol), RT-2PM2 (Topol-М) và RS-24 (Yars).
Các tên lửa liên lục địa Topol và Yars đều có cả loại phóng cố định và phóng di động. Theo quy định của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới giữa Mỹ và Nga, Quân đội Nga có tổng cộng khoảng 1.300 tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền và trên biển.
Trong số này, tên lửa liên lục địa Yars được coi là vũ khí “sát thủ”.
Nhiều loại tên lửa hạt nhân Nga được coi là "ác mộng" của Mỹ và châu Âu. Nguồn: Sohu.
Tên lửa đạn đạo RS-24 Yars bắt đầu đưa vào phục vụ từ tháng 12/2009, có thể mang theo 4 đầu đạn hạt nhân phân hướng với tổng đương lượng nổ lên đến 2.500.000 tấn TNT, khả năng tấn công chính xác lên đến 150 m, tầm phóng hơn 10.000 km.
Hiện nay, tên lửa Yars và tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm những mẫu sản xuất hàng loạt duy nhất của nhà máy hạt nhân Nga, các mẫu tên lửa đạn đạo cũ khác đã bị ngừng sản xuất.
Trong kế hoạch trang bị của lực lượng tên lửa chiến lược Nga bắt đầu từ năm 2020, vũ khí vượt siêu âm sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu.
Quân đội Nga đặc biệt đề cập đến tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat, đây là tên lửa phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo liên lục địa nặng nhất thế giới R-36M (Satan).
Tên lửa Satan có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, với đương lượng nổ tối đa tương đương 20 triệu tấn TNT, tầm bắn 16.000 km. Tên lửa này, được gọi là “cơn ác mộng” của Mỹ và Châu Âu, đã đạt đến đỉnh cao của tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng trong Chiến tranh Lạnh.
Còn đối với tên lửa Sarmart, loại này có tính năng vượt trội so với Satan, có tầm bắn lên đến 18.000 km, trong điều kiện cùng mang 10 đầu đạn hạt nhân như Satan, tổng trọng lượng của tên lửa này cũng thấp hơn so với Satan, làm gia tăng đáng kể tầm phóng.
Phát triển vũ khí vượt siêu âm sẽ là ưu tiên hàng đầu của Nga trong năm 2020. Nguồn: Sohu.
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, đã liên tục thử tên lửa hành trình tầm trung và tên lửa đạn đạo mới. Việc triển khai tên lửa tầm trung đến châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương đã chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngoài ra, các thế hệ tên lửa liên lục địa tiếp theo của Không quân và Hải quân Mỹ cũng đã xuất hiện, bao gồm các tên lửa chiến lược trên đất liền GBSD và các tên lửa đạn đạo mới phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia.
Đối với Nga, hiện Nga có hơn 20 đối thủ tiềm năng trong tổ chức quân sự NATO, cùng các nước liên minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản và Australia.
Do đó, các chuyên gia Nga tin rằng, việc phô diễn sức mạnh của lực lượng tên lửa chiến lược Nga vừa qua chính là nhằm đưa ra cảnh báo mới nhất cho các đối thủ tiềm năng của Nga trên toàn thế giới.
Bất kể sức mạnh quân sự của Nga vẫn là thứ hai trên thế giới hay đã giảm xuống thứ ba, thì kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn luôn là mối đe dọa với bất cứ quốc gia nào đối địch, kể cả Mỹ.