AGM-88E AARGM là một tên lửa không đối đất tầm trung được dùng để trấn áp hoặc tiêu hủy hệ thống phòng không địch. Ảnh nguồn: U.S.Navy Photo.
Trong thập niên 1980, có một hệ thống vũ khí săn radar gây tranh cãi được biết đến dưới tên gọi Cầu vồng AGM-136 Tacit đã làm mờ ranh giới giữa tên lửa và máy bay không người lái (drone), dẫn đến một tên lửa chống bức xạ có thể gây áp chế hoặc hủy diệt hệ thống phòng không địch mà không có loại vũ khí nào cả quá khứ và hiện tại có thể làm được.
Màn trình diễn quá ấn tượng cùng mối đe dọa từ Liên Xô đã không còn, chương trình Cầu vồng Tacit đã bị hủy bỏ đột ngột vào năm 1991, nhưng khi thế giới quay lại Cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các đại cường, thì có lẽ chương trình Cầu vồng Tacit hoặc chí ít là một thứ gì đó kế tục đại loại sẽ quay lại "khúc ca khải hoàn".
"Chiến dịch Chồn hoang"
Các tên lửa chống bức xạ có trong hệ thống phòng không radar được dùng để phát hiện và chặn máy bay đang đến, khiến cho những tên lửa này trở thành vũ khí giá trị vào những ngày đầu của chiến tranh khi học thuyết chiến tranh của Mỹ kêu gọi thiết lập ưu thế trên không.
Khi mà các mảng radar hoạt động để phát hiện máy bay đến, thì những máy bay được trang bị đặc biệt có thể phóng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) như AGM-88E AARGM nhằm đi vào nguồn của sóng vô tuyến và phá hủy nó.
Cách tiếp cận truyền thống nhằm đi theo mảng radar địch thường được gọi bằng cái tên "Chiến dịch Chồn hoang" thường bao gồm việc phái các máy bay trang bị tên lửa chống bức xạ vào không phận đang tranh chấp rồi chờ các radar trực tuyến và khắc chế chúng.
"Chồn hoang, loài nguy cấp ở Việt Nam" là tiêu đề của một bài viết sau khi chương trình Cầu vồng Tacit ra đời trong chiến tranh Việt Nam, sứ mệnh Chồn hoang khai sinh nhờ sự ra đời của nền tảng tên lửa đất đối không có từ thời Liên Xô.
Thông qua chiến tranh, các phi công sẽ lái máy bay (đôi khi là loại F-100 Super Sabers) để nhử lưới phòng không địch khai hỏa để từ đó hệ thống tên lửa chống bức xạ được gắn dưới cánh máy bay của họ sẽ khai hỏa trúng đích. Cầu vồng Tacit là một phương tiện hiệu quả để khắc chế hệ thống phòng không, song cũng vô cùng nguy hiểm.
Vào tháng 5-1966, những chiếc F-105 đầu tiên (thay thế cho loại F-100 kém năng lực hơn) đã bay đến Việt Nam, 11 chiếc đồn trú tại Căn cứ không quân Korat Royal (Thái Lan) và 7 chiếc khác được triển khai cho Đơn vị không chiến 355 ở căn cứ không quân Takhli (Thái Lan).
Chỉ trong vòng 6 tuần, tất cả 7 chiếc trang bị cho đơn vị 355 đều bị bắn hạ. Trong vòng 6 tuần kế tiếp đó, số tên lửa đất đối không (SAM) trang bị trong khu vực đã tăng lên hơn 100. Lúc đó, chỉ cần thực hiện bay 100 nhiệm vụ là đủ kiếm chiếc vé để về nhà, tuy nhiên các phi công còn phải thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm hơn nhiều.
Khoảng cuối thập niên 1970, sứ mạng Chồn hoang đã được chuyển cho F-4G (phiên bản tinh chỉnh của tiêm kích ném bom tầm xa siêu thanh F-4E Phantom II). Những chiếc Chồn hoang đạt tốc độ bay lên tới Mach 2.2 và chở theo khối lượng hàng hóa lên tới 8.459kg.
Khai sinh Cầu vồng Tacit
Trong khi việc sử dụng drone cho không chiến vốn là điểm đặc trưng của chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, thì drone và các loại máy bay điều khiển từ xa đã được dùng tại Mỹ cùng các nước khác khoảng vài thập niên trước.
Trên thực tế, máy bay không người lái có lịch sử ngang ngửa với máy bay có người lái, với sự ghi nhận đầu tiên là Sopwith Aviation (Anh) vào năm 1917. Khoảng thập niên 1940, máy bay ném bom B-17 đã được cải tạo từ những drone điều khiển từ xa nhằm thu thập dữ liệu quanh các vụ nổ hạt nhân.
Sang đến đầu thập niên 1970, loại drone trinh sát siêu thanh D-21 của hãng Lockheed Martin đã thực hiện các sứ mạng bay trên bầu trời Trung Quốc (dù không mấy thành công). Đầu thập niên 1980, máy bay không người lái đã mang lại lợi thế phòng thủ cho Mỹ.
Nhưng các sứ mạng Chồn hoang cũng không an toàn hơn là mấy. Kết quả là Cơ quan nghiên cứu các dự án tiến bộ quốc phòng Mỹ (DARPA) bắt đầu khám phá ý tưởng kết hợp hai khái niệm tạo thành một cỗ máy không người lái săn radar đơn lẻ (máy bay không người lái, UAV).
"Cuộc hôn nhân" giữa tên lửa đạn đạo và drone thật sự bắt nguồn từ dạng tên lửa hành trình có gốc từ tên lửa V-1 do Đức Quốc xã (ĐQX) sản xuất trong thời Thế chiến I.
Nhưng, vũ khí mới của DARPA thiên về drone hơn tên lửa. Thay vì bay như máy bay nhắm tới mục tiêu như vẫn thường thấy với tên lửa hành trình thì DARPA lại muốn một loại đạn có thể lảng vảng trên khu vực mục tiêu trong khoảng thời gian dài, chờ radar địch hoạt động trước khi tấn công mục tiêu.
Khi đó, DARPA đang dùng một quy ước đặt tên 2 từ cho các chương trình của họ, trong đó "tacit" là từ đầu và một danh từ ngẫu nhiên là từ thứ hai. Vì lẽ đó, hệ thống vũ khí mới của DARPA sẽ có tên gọi là Cầu vồng Tacit.
Mục đích đằng sau Cầu vồng Tacit là loại bỏ hoặc chế áp hệ thống phòng không địch bằng cách dùng "đạn lảng vảng" được trang bị hệ thống dẫn đường chống bức xạ. Quan trọng là loại vũ khí mới mẻ này không hủy diệt radar địch. Với khối lượng đủ lớn, tên lửa Cầu vồng Tacit có thể ép buộc địch phải tắt lưới phòng không nhằm tránh bị phá hủy, để cho máy bay Mỹ ra vào thoải mái.
Tháng 7-1981, hãng Northrop đã được chọn làm nhà thầu duy nhất của công trình, và thời hạn phát triển là tháng 7-1983 và ngân sách chi ra là 110,9 triệu USD (theo thời giá năm 2021 là 339,1 triệu USD).
Tuy nhiên đến năm 1986, Không quân Mỹ nghĩ rằng họ cũng cần một biến thể phóng từ vũ khí, vì thế mà đã tăng thêm ngân sách phát triển đạt 160,6 triệu USD (tương đương 407,29 triệu USD năm 2021).
Tại thời điểm đó, hãng Raytheon cũng được trao hợp đồng trị giá 29,8 triệu USD (tương đương 75,57 triệu USD năm 2021) trở thành nhà sản xuất thứ 2 của Cầu vồng Tacit. Trong khoảng thời gian sản xuất, chương trình Tacit được dán nhãn "Tối mật".
Giải mã các khả năng dự kiến của Cầu vồng Tacit
Ngày 30-7-1984, việc phóng Cầu vồng Tacit thử nghiệm đầu tiên đã diễn ra với ít nhất 30 tên lửa đủ loại thông qua nhiều nền tảng khác nhau bao gồm cả oanh tạc cơ và các bệ phóng tên lửa mặt đất. Vũ khí này mang đầu đạn phân mảnh WDU-30B (nặng 18kg) và nó có thể sử dụng ăng-ten và thiết bị dò tìm sóng vô tuyến có thể giống hoặc tương tự với loại tên lửa AGM-88 HARM.
Tuy vậy, không giống AGM-88, Cầu vồng Tacit khó bị đánh bại khi tắt mảng radar nhắm mục tiêu. Nếu bị mất mục tiêu, nó chỉ đơn giản là chuyển sang chế độ lảng vảng rồi lại săn mục tiêu mới. Ngay cả ngày hôm nay, tức nhiều thập niên sau khi Cầu vồng Tacit được tiết lộ vào năm 1987, thì nhiều chi tiết về các khả năng của nó vẫn khó nắm bắt.
Cuối cùng những thông tin căn bản về kích thước, hình dáng và hoạt động đều có sẵn tại Bảo tàng Quốc gia Không lực Mỹ, nơi một thiết bị Cầu vồng Tacit AGM-136A được trưng bày. Bản thân vũ khí dài khoảng 243cm, đường kính thân 60,9cm và sải cánh 152cm.
Nó được trang bị động cơ phản lực cánh quạt Williams International F-121 tạo ra lực đẩy 31,7 kg, đẩy tổng trọng lượng là 195 kg. Sự kết hợp này đã hình thành một nền tảng có thể duy trì lơ lửng trên không khoảng 80 phút nhằm chờ đợi mảng radar địch hoạt động trực tuyến.
Thời gian lơ lửng 80 phút này nếu thành hiện thực thì có thể cho phép các tên lửa Cầu vồng Tacit bay qua một khu vực mục tiêu trong 1 tiếng 20 phút, thu hút các mảng radar khi chúng trực tuyến, hoặc chỉ đơn giản là buộc chúng ngừng hoạt động.
Trong cả 2 trường hợp nó sẽ cho phép dôi ra thời gian để máy bay hoàn thành sứ mạng ngay trong khu vực mục tiêu.
Mặc dù ban đầu là một hệ thống vũ khí mặt đất, nhưng rất nhanh chóng, Cầu vồng Tacit tập trung chuyển hướng vào bầu trời với những kế hoạch triển khai số lượng lớn vũ khí từ máy bay B-52 hoặc lượng vũ khí nhỏ từ các loại cường kích A-6E Intruder của Hải quân, cùng các loại tác chiến điện tử EF-111 và chiến cơ đa nhiệm F-16 của Không lực.
Vẫn chưa công bố tổng tầm bắn chính thức của Cầu vồng Tacit, mặc dù nó được đề cập chút ít trong các thư từ qua lại của Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Eduard Shevardnadze, và Ngoại trưởng James Baker, Bộ trưởng Quốc phòng Dick Cheney.
Quân đội Liên Xô tin rằng Cầu vồng Tacit có thể được sửa đổi để chở theo hạt nhân, do đó hai nước cùng muốn kiếm cách hạn chế việc triển khai tên lửa hành trình phóng từ trên không. Baker nhấn mạnh đến phạm vi mà tên lửa hoạt động trong khoảng dưới 500 dặm.
Một số nguồn chưa xác định cho rằng Cầu vồng Tacit có tổng tầm bắn khoảng 280 dặm, con số này có vẻ là hiệu suất trong thử nghiệm.
Khoảng tháng 2-1991, Thời báo New York tiết lộ Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy chương trình Cầu vồng Tacit như là một phần của đề xuất ngân sách FY1992. Vài tháng sau đó, một báo cáo của Văn phòng kế toán tổng hợp Mỹ (GAO) đã trưng ra phân tích đầu tiên về sự thất bại của Cầu vồng Tacit.
Một chương trình Cầu vồng Tacit mới?
Rõ ràng là chương trình Cầu vồng Tacit đã trải qua quá nhiều rắc rối, mặc dầu vậy khái niệm của loại vũ khí này vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay. Bị ảnh hưởng bởi Cầu vồng Tacit, Mỹ đã triển khai drone vào không phận Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 nhằm dụ các chỉ huy sở tại kích hoạt hệ thống radar phòng không của họ.
Và khi đã trực tuyến thì những hệ thống này cũng lập tức trở thành mồi thơm cho các chiến cơ trang bị tên lửa chống bức xạ bay bọc hậu.
Thế rồi cũng ngay trong cuộc chiến này, loại tên lửa đất đối không đã trở thành trọng tâm phổ biến. Hôm nay, Mỹ đang trong giai đoạn đầu sản xuất ra AARGM-ER, một loại tên lửa chống bức xạ có phạm vi hoạt động khoảng 120 dặm.
Tuy vậy, với sự gia tăng phòng thủ chống tàng hình ở các quốc gia khác, tiêm kích F-35 Chồn hoang vẫn phải đối mặt với những rủi ro tiềm tàng của đột kích quy mô lớn.
Một điều ghi nhận là kể từ sau khi chương trình Cầu vồng Tacit bị khai tử, công nghệ drone và tên lửa đã được cải thiện đáng kể.
Theo nguồn tin rò rỉ, loại Cầu vồng Tacit thế hệ tiếp theo có thể tải các loại đạn con vào những mục tiêu khi chúng xuất hiện, giúp tiết kiệm cho những nhiệm vụ xa hơn, hoặc có khả năng bay được trang bị đầu đạn riêng để tự tấn công mục tiêu cuối cùng sau khi đã sử dụng sạch các loại bom và đạn con.