Hải quân các nước đặt biệt danh cho tàu chiến của mình ra sao?
Chiếc thiết giáp hạm hùng mạnh HMS Royal Oak của Hải quân Hoàng gia Anh được các thuỷ thủ gọi là "acorn" - cây dẻ rừng.
Oak - cây sồi, nói chung là hình tượng của sức mạnh và tên gọi như vậy hoàn toàn hợp lý, nhưng mọi thứ không đơn giản như thế. Để tưởng nhớ Vua Carl Đệ nhất bị hành quyết, người dân Anh đã lấy tên ông đặt cho chiếc tàu chiến này.
Thiết giáp hạm HMS Royal Oak của Hải quân Hoàng gia Anh
Tuy nhiên, số phận của nó lại rất đáng buồn. Ngày 14/10/1939, chiếc tàu ngầm U-47 của Đức dưới sự chỉ huy của Gunther Prien đã găm vào thân con tàu này tới bốn quả ngư lôi.
"Sồi hoàng gia" đã đổ sụp, kéo theo 833 thuỷ thủ xuống đáy biển, trong đó có cả chuẩn đô đốc Henry Blackgrove.
Chiếc chiến hạm hạng nặng USS New Orleans của Hải quân Mỹ có biệt danh không lọt tai cho lắm - "Mũi bị cắt".
Bắt nguồn từ câu chuyện như sau. Quả ngư lôi của Nhật Bản đã bất ngờ bắn trúng vào phần mũi con tàu, trước hầm đạn phía trước và thùng nhiên liệu, làm vỡ ra một mảng mũi tàu dài 45m, ngay phía trước tháp pháo số 2.
Mũi tàu bị hư hại, kể cả tháp pháo số 1, bẻ quặt qua mạn trái con tàu, làm thủng nhiều lỗ trên suốt lườn tàu của chiếc New Orleans, cũng như làm hư hại trục chân vịt bên trong mạn trái trước khi chìm xuống biển ở phần đuôi tàu.
Chiến hạm hạng nặng USS New Orleans của Hải quân Mỹ
Không thể tin nổi, tuy nhiên chiếc tàu sau đó vẫn có thể tự mò về đến cảng. Ở đó, người ta đã hàn cho nó một chiếc mũi tàu tạm thời để nó có thể đi tới nhà máy sửa chữa tàu, nơi một mũi tàu hoàn toàn mới được trang bị.
Mọi người đã đón chào nó bằng những tiếng reo hò "Mũi bị cắt!" tại Trân Châu Cảng. Điều đáng thú vị, đó còn là biệt danh của một lãnh tụ người Da Đỏ, mà vào năm 1862 đã kết liễu 23 người ở Minnesota (Mỹ).
Không hiếm khi biệt danh của các tàu chiến được đặt vì hình dáng không bình thường của chúng. Lấy ví dụ, chiếc tàu bọc thép "Hoshe" của Pháp có biệt danh "Grand Hotel". Trông cũng khá giống phải không?
"Grand Hotel"
Còn chiếc tàu bọc thép "Navarin" của Nga được đặt biệt danh là "Chiếc bàn lộn ngược". Tại sao – có thể thấy rõ từ bức ảnh, khi 4 ống khói của nó trông như những chiếc chân bàn.
Tàu bọc thép "Navarin"
Biệt danh thứ hai của nó, nhưng không rõ nguồn gốc, là "Chiếc đĩa đựng âm nhạc".
Nếu quay lại với các hạm đội nước ngoài, thì có thể bắt gặp biệt danh khá gây khó chịu của chiếc khu trục hạm "William D.Porter" – "The stupid republican" (Gã Cộng hoà ngu ngốc).
Vấn đề ở chỗ, trong suốt thời gian biên chế trong quân đội, nó nhiều lần bắn nhầm vào các tàu chiến bên mình, còn công trạng lớn nhất của nó chính là sự việc khi nó suýt chút nữa phóng ngư lôi nhấn chìm thiết giáp hạm "Iowa", mà lúc đó đang có tổng thống Roosevelt trên boong, người mà được biết đến là theo phe Dân chủ.
Thậm chí, đôi khi nó còn được chào đón với tín hiệu: "Đừng bắn, chúng tôi cùng là phe Cộng hoà!".
Bất chấp sự tôn trọng mang tính truyền thống đối với hoàng gia của mình, thiết giáp hạm H.M.S. Queen Elizabeth bị các thuỷ thủ Anh gọi là Black Bess, hoặc Bessie, Lizzie và thậm chí là Busy Lizzie (Lizzie lắm chuyện).
Thiết giáp hạm H.M.S. Queen Elizabeth
Thiết giáp hạm H.M.S. Warspite - War Spider (Nhện chiến). Còn thiết giáp hạm tiền dreadnought "Agamemnon" được gọi là "eggs and lemon" - có nghĩa "trứng và chanh".
Những người Mỹ thì có vẻ lãng mạn hơn. Thiết giáp hạm "Massachusetts" được họ gọi là Big Моmmy - có thể tạm dịch là "Mẹ Cả".
Tàu sân bay "Yorktown" – Matilda nhảy điệu van". Tàu sân bay Hornet có vài biệt danh: Fighting Lady – Quý cô thích chiến, Happy Hornet – Ong bắp cày hạnh phúc, Horny Maru – Maru vui nhộn.
Biệt danh cuối cùng được lấy cảm hứng từ tên gọi theo tiếng Nhật Bản bởi vì chính nó đã phải chiến đấu một cách tuyệt vọng với những người Nhật, chịu những hư hại nặng nề nhất trong trận chiến và sau khi sơ tán toàn bộ thuỷ thủ đoàn, nó còn bị phá huỷ bằng các ngư lôi của Mỹ, sau đó là của cả Nhật Bản.
Tàu sân bay Hornet
Tàu chiến Liên Xô có gì đặc biệt?
Liên quan tới các biệt danh của những tàu chiến của hạm đội Liên Xô, thì có thể bắt đầu từ các biệt danh của những loại tàu chiến.
Ở đây, không thể không nhắc tới các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đề án 667А dưới tên gọi chung là "Ivan Washington"?
Bề ngoài, chúng trông rất giống với các tàu ngầm lớp "George Washington" của Mỹ, điều ngay lập tức được những người dí dỏm nhận ra. Cả người Mỹ cũng nhận thấy điều này, bởi vì theo phân loại của NATO, những tàu ngầm này của Liên Xô được gọi là "Yankees".
Cũng có những tàu ngầm mà được đặt biệt danh là "giường gấp" bởi vì hình dáng của chúng, với những ống phóng tên lửa hành trình mở lên trông giống như chiếc giường gấp với phần tựa đầu được nâng lên.
Tàu ngầm "Giường gấp"
Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Akula đề án 941 xứng đáng với biệt danh "xe chở nước" nhờ lượng dằn nước cực lớn, mà chiếm tới gần một nửa tải trọng lặn ngầm của chúng.
Tàu ngầm đề án 941 "Akula"
Những tàu ngầm đề án 949А, mà thuộc lớp của chiếc "Kursk" đã tử nạn năm 2000 trên biển Barentz cũng vậy. Vì thân tàu kiểu tròn trịa đặc trưng, nên chúng được gọi là "bánh mỳ".
Các chiếc tàu tuần tra ở hình dưới được chế tạo theo đề án 50, nên theo tiếng lóng của hạm đội thì chúng được gọi là "50 đồng".
Tàu tuần tra đề án 50
Những tàu tên lửa đề án 206МР từng được gọi là "chiếc bướu", vì khoang lái có thiết kế hơi chúc về phía trước, trông giống như hình cái bướu. Có thể thấy rõ trong bức hình dưới đây:
Tàu tên lửa đề án 206MP "Chiếc bướu"
Có thời điểm, những chiếc tàu săn tàu ngầm cỡ lớn các loại được đặt tên rất đúng là "Bobik" – có thể dịch là "Chó gác sân".
Biệt danh "bàn là" được dùng để đặt cho các tàu biên phòng lớp phá băng đề án 97P. Các tàu tuần tra biên phòng đề án P1124 được đặt tên là "xe máy" vì chúng chỉ cần rất ít thời gian để chuẩn bị chiến đấu và tuần tra. Giống như chiếc xe máy: Chỉ cần đạp cần khởi động và phóng.
Thậm chí, các tàu thuỷ văn cũng có biệt danh riêng. Tại hạm đội Biển Bắc, các tàu thuỷ văn đề án 861 được gọi là "ngựa đua nước rút". Đề án 860 có biệt danh không lọt tai: "Đầu mẩu" hoặc "mẩu thừa", "mẩu cụt".
Cũng có những biệt danh được đặt cho các tàu chiến vì đặc tính kỹ thuật hoặc những sự cố có sự tham gia của chúng.
Chiếc tàu ngầm với lớp vỏ titan được gọi là "Cá vàng" vì chi phí sản xuất cao. K-19, từng nổi danh với những vụ tại nạn rùng mình, được đặt tên là "Hirosima".
Từng có xu hướng gọi các tàu chiến và tàu ngầm là đoàn viên thanh niên – ví dụ như "Đoàn viên thanh niên Kursk",… Không có gì đáng ngạc nhiên khi chiếc tàu thuộc đề án 613 khi đi vào lãnh hải của Thuỵ Điển và va phải đá ngầm ở đó, ngay lập tức được đặt biệt danh là "Đoàn viên thanh niên Thuỵ Điển".
Chiếc thiết giáp hạm "Cách mạng tháng 10" được gọi với biệt danh khá ngọt ngào "Cô gái tháng 10".