Thảm sát kinh hoàng ở Sri Lanka: Đòn thù đầu tiên từ chiến dịch trả thù toàn cầu của IS?

Hoài Giang |

Trong khi tuyên bố trả thù cho vụ khủng bố ở New Zealand thì có thể IS đã lên kế hoạch từ lâu. Kịch bản y hệt vụ đánh bom ở Philippines tháng 1/2019 nhằm vào người Thiên chúa giáo.

Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ khủng bố tại Sri Lanka?

Sau khi đã thoát khỏi một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt ba thập kỷ, người dân Sri Lanka không xa lạ gì với các hành động khủng bố. Nhưng cuộc tàn sát diễn ra hôm 21/4 đã chứng kiến ​​sự thay đổi sâu sắc của "kẻ địch".

Cuộc khủng bố có tất cả các đặc điểm man rợ của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), đó là thực hiện một cách cẩn thận bằng cách lên kế hoạch và không thương tiếc.

Chỉ vài phút sau vụ khủng bố, Cơ quan tình báo Anh Quốc MI5 đã cố gắng điều tra để tìm ra bất kỳ liên kết nào của những kẻ khủng bố người Anh sau âm mưu này.

Vụ tấn công kỳ lạ ở chỗ không có bất kỳ nhóm khủng bố nào nhận trách nhiệm, ngoài ra không có bất kỳ động cơ nào cụ thể được phát hiện, mặc dù 13 nghi phạm đã bị bắt vào tối 21/4.

Các bằng chứng ban đầu chỉ ra National Thowheed Jamaath (NTJ), một nhóm Hồi giáo cực đoan vô danh hình thành ở Kattankudy, một thị trấn gồm đa phần người Hồi giáo ở miền đông Sri Lanka vào năm 2014.

Điều kỳ lạ là NTJ gần như không có hồ sơ liên quan tới các cuộc tấn công khủng bố gây chết người hàng loạt. Thực tế, đề cập duy nhất về hoạt động của nó dường vào năm 2018 khi liên quan đến sự phá hoại một số tượng Phật.

Các nguồn tin trong cộng đồng Hồi giáo ở Sri Lanka cho thấy NTJ đã công khai ủng hộ IS và kẻ sáng lập NTJ Zahran Hashim, bị cáo buộc là một trong những kẻ đánh bom.

Thảm sát kinh hoàng ở Sri Lanka: Đòn thù đầu tiên từ chiến dịch trả thù toàn cầu của IS? - Ảnh 1.

Một bản đồ cho thấy tám vụ nổ hôm 21/4, 6 trong số đó liên tiếp diễn ra vào sáng buổi sáng.

Mặc dù thông tin tình báo khá ít, nhưng không có nghi ngờ gì về các dấu hiệu nguy hiểm của các cảnh báo trước đó nhiều ngày.

Vào ngày 11/4, cảnh sát trưởng của Sri Lanka Pujuth Jayasundara đã đưa ra cảnh báo các sĩ quan "Thông tin về một cuộc tấn công được lên kế hoạch".

Cảnh sát Sri Lanka cho biết họ đã được cảnh báo bởi một cơ quan tình báo nước ngoài rằng NTJ đang âm mưu tấn công tự sát vào các nhà thờ ở Colombo.

Thông tin nói thêm rằng tình báo đã chỉ ra một số phương pháp tấn công: Tấn công bằng đánh bom tự sát, tấn công sử dụng vũ khí quân dụng hoặc đâm xe bằng xe tải.

Cảnh báo ban đầu rất có thể đến từ Australia, một trong "năm con mắt" (ám chỉ lực lượng tình báo) có mối quan hệ chia sẻ thông tin tình báo chặt chẽ với Anh quốc. Anh là nước đã theo dõi chặt chẽ sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan trong khu vực.

Sự phát triển của IS tại quốc gia Nam Á và khu vực Châu Á

Những kẻ ủng hộ IS đã ăn mừng vụ đánh bom tự sát ở Sri Lanka khiến ít nhất 207 người chết và khoảng 500 người bị thương.

Những kẻ này đã khoe khoang rằng một loạt các cuộc tấn công khủng bố ở Sri Lanka là để trả thù cho vụ thảm sát nhằm vào nhà nguyện Hồi giáo ở New Zealand và chiến dịch quân sự tiêu diệt IS ở Syria.

Thảm sát kinh hoàng ở Sri Lanka: Đòn thù đầu tiên từ chiến dịch trả thù toàn cầu của IS? - Ảnh 3.

Các kênh truyền thông ủng hộ IS đang đăng tải rầm rộ về vụ khủng bố và cầu nguyện cho những kẻ thủ ác được Allah chấp nhận trên thiên đường.

SITE (SITE Intelligence Group là Tổ chức của Hoa Kỳ theo dõi các hoạt động trực tuyến của các nhóm khủng bố cực hữu) tuyên bố rằng điều này có thể dọn đường cho IS nhận trách nhiệm cho vụ khủng bố.

"Trong khi tuyên bố trả thù cho vụ khủng bố ở New Zealand thì có thể IS đã lên kế hoạch từ lâu. Kịch bản y hệt vụ đánh bom ở Philippine tháng 1/2019 nhằm vào người Thiên chúa giáo.".

Một số người Hồi giáo cực đoan Sri Lanka từ các gia đình có giáo dục tốt và ưu tú, được biết là đã gia nhập IS ở Syria, theo Reuters.

Các cuộc tấn công ở Colombo diễn ra chỉ vài tuần sau khi IS tuyên bố tiến hành một chiến dịch toàn cầu được gọi là "Sự báo thù cho cuộc xâm lược" được coi là rửa hận cho việc mất tất cả các lãnh thổ mà chúng chiếm ở Syria.

Nhóm khủng bố được tuyên bố là "hoàn toàn bị đánh bại" tại Syria vào ngày 23/3 sau khi lực lượng SDF do Mỹ hậu thuẫn giải phóng những gì họ gọi là "thành trì cuối cùng" do IS nắm giữ.

Nhưng trong khi thế giới đang ăn mừng sự sụp đổ của IS, nhóm khủng bố được cho là đang tổ chức lại và âm mưu tấn công nhiều hơn.

Năm 2018, đã có 86 sự cố được xác minh liên quan tới sự phân biệt đối xử, các mối đe dọa và bạo lực nhằm vào người Thiên chúa giáo tại Sri Lanka.

Nước này cũng có khá nhiều cuộc đụng độ giữa cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo bởi một số nhóm Phật giáo cứng rắn cáo buộc người Hồi giáo ép buộc người dân phải chuyển sang đạo Hồi.

Trích một phim tài liệu của Australia, Malaysia, Indonesia và Singapore về sự nguy hiểm của IS tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung năm 2017.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại