Quầng sáng đỏ kỳ lạ trên bầu trời nước Ý
Quầng sáng khổng lồ màu đỏ lóe lên trên bầu trời đêm nước Ý trước khi biến mất trong vòng một phần nghìn giây.
Theo Spaceweather.com, quầng sáng này được gọi là "sự phát xạ ánh sáng và nhiễu loạn tần số rất thấp do các nguồn xung điện từ" hay viết tắt là ELVE. ELVE là một loại nhiễu loạn hiếm gặp ở tầng bình lưu/tầng trung lưu do điện khí hóa giông bão dữ dội (SPRITE).
Các quầng sáng màu đỏ được tạo ra khi các xung điện từ (EMP) do sét đánh vào tầng điện ly của Trái đất, phần bị ion hóa của tầng khí quyển phía trên trải dài từ 80 và 644 km so với mặt đất.
Do bản chất tồn tại trong thời gian ngắn, ELVE thường chỉ có thể nhìn thấy bởi các vệ tinh quay quanh Trái đất và chỉ được phát hiện vào năm 1990 nhờ các camera trên tàu con thoi của NASA.
Theo Spaceweather.com, hình ảnh mới của Binotto có thể là "bức ảnh đẹp nhất từng được chụp từ mặt đất".
Theo Live Science