Giải mã quái vật hành tinh: "Chúa tể biển cả kỷ Jura" này là kẻ quái dị, có đặc điểm giống 3 loài

Hồng Ngọc |

Vốn là cá sấu nhưng chúng lại có mái chèo, phần đuôi và hệ thống tiền đình tương tự như cá voi và cá heo.

Khoảng 170 triệu năm trước, những con cá sấu nguy hiểm tồn tại ở kỷ Jura là kẻ thống trị khắp các đại dương. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã thành công "xây dựng" "đế chế" bạo tàn của mình nhờ "bắt chước" hình dáng và giác quan của cả cá heo và cá voi.

Loài quái thú đã tuyệt chủng này được biết đến với tên gọi Thalattosuchians. Chúng có thể đạt kích thước lên đến 10m. Tiến hóa từ tổ tiên sống trên cạn, các chi của chúng dần có những đặc điểm giống với chân chèo, đuôi phát triển thành hình như đuôi cá voi, khiến chúng trở thành kẻ săn mồi ghê gớm, có tốc độ bơi đáng gờm.

Họ thalattosuchians có nhiều loài khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là Teleizardoid Machimosaurus rex và Plesiosuchus.

Teleizardoid Machimosaurus rex là loài thalattosuchian bán thủy sinh lớn nhất, có thể dài tới 10m. Chúng còn có khả năng tiêu hóa được các con mồi cứng như rùa nhờ vào hàm răng đặc biệt, nhà cổ sinh vật học Julia Schwab chia sẻ với CNN.

Plesiosuchus là loài thalattosuchian biển lớn nhất sống ở các đại dương mở, có chiều dài khoảng 6,8 mét và chúng săn bất cứ thứ gì từ cá, mực cho đến các loài bò sát biển khác.

Bằng cách nghiên cứu hộp sọ của loài cá sấu cổ đại này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tai trong của chúng cũng đã tiến hóa để thích nghi với cuộc sống dưới nước

Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Edinburgh đã phân tích hình chụp CAT của hơn chục hộp sọ hóa thạch để nghiên cứu hệ thống tiền đình – bộ ba ống xếp vòng thành hình bán nguyệt thuộc tai trong, có chức năng kiểm soát thăng bằng.

Giải mã quái vật hành tinh: Chúa tể biển cả kỷ Jura này là kẻ quái dị, có đặc điểm giống 3 loài - Ảnh 1.

Các ống trong thệ thống tiền đình của thalattosuchian tiền hóa nhỏ và dày dần để tích nghi với cuộc sống dưới nước. Ảnh: Flipboard

Họ phát hiện ra rằng khi sinh vật này tiến hóa đến giai đoạn bán thủy sinh, các ống này bắt đầu teo nhỏ và đầy đặn hơn, rất giống với của cá voi và cá heo. Hình dạng này khiến hệ thống tiền đình của chúng ít nhạy cảm hơn, giúp thích nghi tốt hơn với cuộc sống đại dương.

"Các cơ quan cảm giác như tai trong là chìa khóa giúp ta hiểu hơn về cách mà các sinh vật cổ đại sinh tồn. Chúng tôi phát hiện rằng các sinh vật thuộc họ cá sấu biển có hình dạng tai trong rất đặc biệt, tương tự với tai trong của các loài bò sát thủy sinh và cá voi ngày nay", Julia Schwab – nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại trường GeoSciences thuộc Đại học Edinburgh cho biết.

Trên đất liền, các loài động vật cần hệ thống tiền đình nhạy cảm để đối phó với trọng lực và cảnh quan phức tạp. Tuy nhiên, ở đại dương, sức nổi giúp động vật biển giảm bớt gánh nặng trọng lực. Sự tiến hóa này là kết quả của việc thích nghi với môi trường sống sâu dưới nước mới của cá sấu, các nhà khoa học nói thêm.

Giải mã quái vật hành tinh: Chúa tể biển cả kỷ Jura này là kẻ quái dị, có đặc điểm giống 3 loài - Ảnh 2.

Nhờ tiến hóa các chi, đuôi và hệ thống tiền đình, thalattosuchian trở thành kẻ săn mồi đáng sợ, có tốc độ bơi lớn. Ảnh: CNN

Tiến sĩ Steve Brusatte, tác giả cấp cao của nghiên cứu cho biết: "Những con cá sấu thủy sinh cổ đại đã phát triển tai trong khác thường sau khi biến đổi bộ xương của chúng để thích hợp bơi lội hơn. Cá voi cũng phát triển tai trong theo cách tương tự ngay sau khi chúng bắt đầu sống dưới nước".

Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science, các chuyên gia lưu ý rằng sự thay đổi tương tự cũng xảy ra độc lập ở cá voi. Điều này khiến họ tin rằng các loài sinh vật bắt chước sự thay đổi của nhau.

"Có vẻ như cá sấu và cá voi đã có những lộ trình tiến hóa từ thổ sinh sang thủy sinh tương tự nhau nhưng diễn ra khác biệt", Brusatte nói thêm.

Nguồn: CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại