Giải mã kỹ thuật siêu đẳng của Ninja: Loại "thép" tôi luyện tinh thần chiến binh

Nguyễn Hằng |

Để trở thành một Ninja võ công cao cường, khả năng ứng biến xuất thần thì họ phải trải qua một quá trình rèn luyện rất lâu.

Ninja nổi danh là "lính đánh thuê", có khả năng xuất quỷ nhập thần như đi trên tường, chạy trên mặt nước cùng khả năng chiến đấu vô cùng linh hoạt. Từ lâu, họ đã trở thành huyền thoại trong lịch sử thời phong kiến ở Nhật Bản.

Ninja (hay shinobi) đã trở thành một trong những huyền thoại vang bóng một thời, có hoạt động và hành tung bí mật. Mặc dù có phong cách ăn mặc, cách sử dụng võ thuật và vũ khí khi chiến đấu khá giống nhau, nhưng các cá nhân hoặc tổ chức Ninja lại có thể hoạt động theo các mục đích khác nhau như tham gia hoạt động tình báo, ám sát trong đêm, trinh thám...

Họ đều phải trải qua một quá trình khổ luyện trong thời gian dài để có thể nhuần nhuyễn các kỹ năng như nhào lộn, tinh thông võ thuật, thuật ngụy trang,... trong đó có nhẫn thuật Ninjutsu (loại hình chiến đầu biệt lập nổi danh của Ninja).

Bên cạnh việc sáng tạo và có kỹ năng sử dụng nhiều loại vũ khí kỳ dị, Ninja còn sở hữu thuật đan tay (hay còn gọi là Kuji Kiri, bao gồm 9 động tác) không những giúp những họ duy trì sức khỏe dẻo dai mà còn trở nên siêu đẳng khi chiến đấu.

Kuji Kiri: Kỹ thuật siêu đẳng của Ninja

Thuật đan tay là một bí kíp hay bài tập độc đáo của các Ninja, được gọi là Kuji-Kiri. Mang ý nghĩa bao gồm 9 biểu tượng, được đặt tên gồm: rin, pyo, to, sha, kai, jin, retsu, zai và zen. Một số chuyên gia tin rằng thuật đan tay Kuji Kiri của Ninja có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Ấn Độ.

Giải mã kỹ thuật siêu đẳng của Ninja: Loại thép tôi luyện tinh thần chiến binh - Ảnh 1.

Ảnh: Public Domain

Giải mã kỹ thuật siêu đẳng của Ninja: Loại thép tôi luyện tinh thần chiến binh - Ảnh 2.

9 động tác của Kuji Kiri. Ảnh: Pinterest

Một số khác lại bài tập giúp đánh bằng tay không hiệu quả này có mối liên hệ từ Mikkyo (Phật giáo bí truyền ở Nhật Bản).

Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng việc tập luyện Kuji được tìm thấy rộng rãi ở Shugendō, một tôn giáo đặc biệt bắt nguồn từ hình thức tu khổ hạnh và ryobu Shinto hay Thần đạo, tôn giáo lâu đời ở Nhật Bản. Đây cũng có thể là nguồn gốc sáng tạo và phát triển các thuật đan tay độc đáo của Ninja.

Kuji-Kiri được tạo ra từ các cử chỉ linh hoạt của cả hai bàn tay. Hiểu một cách nôm na, Kuji-Kiri chủ yếu là một quá trình thiền định kết hợp với các động tác đan chéo ngón tay, hơi thở có kiểm soát và sự mường tượng.

Giải mã kỹ thuật siêu đẳng của Ninja: Loại thép tôi luyện tinh thần chiến binh - Ảnh 3.

Kuji-Kiri được các Ninja sử dụng và đây là bài tập rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Theo một số ghi chép ít ỏi trong lịch sử và các chuyên gia cho rằng thuật đan tay này giúp cho các Ninja kiểm soát tinh thần rất tốt dưới áp lực cao. Mỗi động tác đều mang một ý nghĩa biểu tượng, giúp thức tỉnh và liên kết các năng lượng trong cơ thể gắn với các nhiệm vụ cụ thể.

Chẳng hạn, khi nhận nhiệm vụ ám sát một mục tiêu bằng cách ẩn dưới nước trong ba ngày, họ sẽ tấn công và thoát ra khỏi trạng thái thiền định sâu của mình bằng biểu tượng bàn tay在 / Zai: "nhận vị trí.". Hơn nữa, việc tập luyện Kuji-Kiri còn giúp mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cũng như giá trị từ việc thiền định.

Cụ thể, bài tập này giúp các Ninja duy trì sức khỏe dẻo dai, kéo căng dây chằng, tăng lưu lượng khí thông qua các kinh mạch, góp phần phòng ngừa và điều trị các chứng viêm khớp, ống cổ tay. Nhờ vậy, khi đánh bằng tay không với mục tiêu khi giao chiến, lực và tốc độ ra đòn của các chiến binh Ninja thường rất mạnh và nhanh và dứt khoát.

Giải mã kỹ thuật siêu đẳng của Ninja: Loại thép tôi luyện tinh thần chiến binh - Ảnh 4.

Ninja nổi tiếng với nhiều kỹ năng chiến đấu tuyệt vời như nhào lộn, ngụy trang,... Họ phải trải qua quá trình huấn luyện gian khổ. Ảnh minh họa

Thông hiểu và thành thao 9 động tác đan chéo những ngón tay một cách kỳ lạ tương ứng với chín mức độ định thần bí mật của Ninja, giúp họ có thể kết hợp và kiểm soát tinh thần của con người với các yếu tố thiên nhiên.

Tuy nhiên, bài tập này không hề dễ dàng và để đạt tới khả năng xuất quỷ nhập thần thì các Ninja phải trải qua huấn luyện, rèn luyện trong thời gian dài.

Phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, các hoạt động này giúp tạo ra trạng thái tinh thần mạnh mẽ, và một số chuyên gia cho rằng đây cũng có thể là một quá trình giống như tự thôi miên, gây ra những thay đổi vật chất mà thực sự rất khó lý giải.

Cụ thể, các chuyên gia tại ĐH Mie ở thành phố Tsu (Nhật Bản) đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt về tác động của thuật đan tay Kuji-Kiri với 15 Ninja chuyên nghiệp.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sóng não và nhịp tim của các Ninja trước và sau khi thực hiện Kuji-Kiri. 

Kết quả là 15 Ninja đều có sự gia tăng sóng não Alpha (loại sóng não xuất hiện khi con người ở trạng thái thư giãn, giúp nang cao nhận thức, trí nhớ, sự tập trung,...), giảm thiểu căng thẳng, lo âu, bất an do tác động quá nhiều của sóng não Beta.

Tuy đều tạo ra trạng thái thay đổi ý thức, nhưng thiền định và Kuji-Kiri khác nhau ở tốc độ. Trên thực tế, các Ninja "bậc thầy" gần như ngay lập tức có thể tạo ra các sóng não khi đi vào thiền định và tập Kuji-Kiri.

Việc tập luyện thuật đan tay Kuji-Kiri giúp các Ninja kiểm soát tinh thần rất tốt, đồng thời gia tăng sự tập trung, sức mạnh, dự đoán được nguy hiểm, và độ dẻo dai của đôi tay trong những thời khắc sinh tử.

Giải mã kỹ thuật siêu đẳng của Ninja: Loại thép tôi luyện tinh thần chiến binh - Ảnh 6.

Ninja sở hữu khả năng chiến đấu tuyệt vời khiến nhiều lãnh chúa thời phong kiến ở Nhật Bản khiếp sợ. Ảnh: Internet

Hoạt động mạnh mẽ chủ yếu từ thế kỷ 15-17, thời điểm xảy ra nhiều bất ổn chính trị xã hội ở Nhật Bản, các Ninja được đảo tạo và huấn luyện đặc biệt tại vùng Iga thuộc tỉnh Mie và ngôi làng Koka tại tỉnh Shiga.

Sau khi Nhật thống nhất vào năm 1603, vai trò và tầm ảnh hưởng của Ninja cũng bị phai nhạt dần. Tiếp đó, dưới thời Minh trị năm 1868, Ninja dần trở thành huyền thoại, truyền thuyết và là chủ đề được thêu dệt nhiều nhất ở Nhật Bản, với các kỹ năng tuyệt vời như tàng hình, đi bộ trên mặt nước, giả chết và thoắt ẩn thoát hiện trong chiến đấu, kiểm soát được các yếu tố tự nhiên,...

Trong đó, các sử gia cho rằng Hattori Hanzō (1542-1596) không những là samurai mà còn là bậc thầy Ninja nổi tiếng của thời kỳ Sengoku. Ông được cho là người đã cứu mạng và trợ giúp Tokugawa Ieyasu trở thành người thống nhất Nhật Bản. Ngoài ra còn có rất nhiều câu chuyện ly kỳ được hậu duệ của các Ninja kể lại.

Một số sử gia, nhà nghiên cứu còn cho rằng vì Ninja được huấn luyện riêng biệt để phục vụ các hoạt động bí mật, nên có rất ít tài liệu cũng như thông tin của họ được lưu lại hay lộ ra bên ngoài.

Tham khảo ảnh/nguồn: Wayofninja, Ancientorigins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại