Tọa lạc dãy núi tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, động băng Ninh Vũ có quy mô lớn nhất nước này, với cấu trúc dưới lòng đất hình bowling cao 85 m ăn sâu vào sườn núi.
Vách và đáy động bao phủ lớp băng dày, trong khi những cột băng và thạch nhũ lớn vươn từ trần xuống đáy động. Động Ninh Vũ ở trạng thái đóng băng trong suốt mùa hè, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao.
Trên khắp lục địa châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ, nơi có mùa đông kéo dài quanh năm, nhiều động băng như vậy tồn tại.
Phần lớn các động băng này nằm ở các vùng lạnh như Alaska, Iceland và Nga, nơi nhiệt độ thấp suốt một năm giúp các hang động tự nhiên duy trì trạng thái mát mẻ và đóng băng. Tuy nhiên, các động băng cũng tồn tại trong khí hậu ấm hơn.
Hầu hết các động băng kiểu này được biết đến như những “bẫy lạnh”. Ví dụ như động Ninh Vũ có nhiều khe và lỗ thông cho phép không khí lạnh lọt vào trong mùa đông nhưng ngăn không khí nóng xâm nhập vào mùa hè.
Vào mùa đông, không khí lạnh và đặc tràn vào động, thay thế khối không khí nóng bốc lên cao và thoát ra ngoài. Vào mùa hè, không khí lạnh trong động vẫn giữ nguyên do không khí nóng trên mặt đất nhẹ hơn và không thể vào bên trong.
Băng bên trong hang động cũng đóng vai trò như một lớp đệm giúp ổn định nhiệt độ bên trong. Không khí ấm áp nào đi vào hang động được làm lạnh ngay lập tức bởi băng trước khi nó có thể khiến nhiệt độ trong động ấm lên.
Chắc chắn, không khí ấm sẽ làm tan chảy ít băng, nhưng nhiệt độ môi trường xung quanh bên trong động vẫn khá ổn định.
Ngược lại, vào mùa đông, khi không khí rất lạnh đổ vào, nước lỏng trong động sẽ đóng băng, giải phóng nhiệt lượng và ngăn nhiệt độ trong động tụt xuống quá thấp.
Để động băng như vậy hình thành phải có sẵn lượng nước đủ lớn trong khoảng thời gian thích hợp.
Vào mùa đông, khí hậu phải lạnh để dãy núi bị tuyết bao phủ và nhiệt độ phải đủ cao để làm băng tan chảy trong mùa hè nhưng không làm không khí ấm lên quá nhiều. Cần có sự cân bằng tinh tế giữa mọi yếu tố để động băng như vậy hình thành và tồn tại.