Giải mã bí ẩn: Tại sao “gã khổng lồ” lợn biển không có kẻ thù dưới đáy đại dương?
Lợn biển (tên khoa học Trichechus) là động vật có vú trong bộ Sirenia, sống trong nước biển. Có 4 loài lợn biển còn tồn tại là lợn biển Amazon, lợn biển Tây Ấn, lợn biển Tây Phi và bò biển.
Lợn biển hay là bò biển, từng bị nhầm lẫn là nàng tiên cá tròn quay trong những ghi chép của nhà thám hiểm, nhà hàng hải nổi tiếng Christopher Columbus và ông miêu tả rằng "những nàng tiên cá này họ không đẹp bằng một nửa những gì người ta miêu tả trong những bức tranh".
Được biết đến như là loài sinh vật dưới nước hiền lành và chậm chạp, không gây nguy hiểm cho con người nhưng các nhân viên tại Crystal River khuyến khích những người bơi lội, những thợ lặn và nhiếp ảnh gia nên giữ khoảng cách đúng mực và tôn trọng không gian sống những “nàng tiên cá” nặng vài trăm cân này.
Lợn biển là loài sinh vật dưới nước hiền lành và chậm chạp, không gây nguy hiểm cho con người.
Lợn biển là động vật có vú lớn, có phần đuôi giống như cái giầm, có tác dụng rất lớn trong việc bơi lội. Phần nhiều thời gian, lợn biển tiêu tốn vào việc ăn cỏ, rong rêu trong vùng nước nông.
Khi trưởng thành, những con lợn biển có thể nặng tới hơn 589 kg, dài hơn 3m.
Mỗi ngày lợn biển có thể nhét đầy mồm miệng lượng thức ăn lớn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Nôm na như thế này, một con lợn biển nửa tấn có thể ăn hết nửa tạ cây cỏ.
Cũng giống như các động vật ăn cỏ khác, lợn biển đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tăng trưởng thực vật trong vùng nước nông ở sông, vịnh, cửa sông, kênh rạch và vùng nước ven biển.
Mặc dù sống dưới nước nhưng 50 triệu năm trước, lợn biển lại có họ hàng vớ voi và thỏ đá - loài động vật sống trên cạn. Ba loài này có thể không giống nhau mấy. Nhưng dữ liệu gene chỉ ra chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Họ hàng gần hơn của lợn biển là bò biển Steller, lớn hơn nhiều so với lợn biển. Bò biển Steller có thể dài đến 9m, bằng một con cá voi nhỏ.
Sau khi phát hiện vào thế kỷ 18, chưa đến 3 thập kỷ bò biển Steller đã bị săn đến mức tuyệt chủng.
Dù không phải đối mặt với mối đe dọa như họ hàng của chúng và cũng không có kẻ thù nào dưới đáy đại dương nhưng lợn biển vẫn dễ tổn thương do hoạt động của con người.
Lợn biển Tây Ấn Độ sống ở vùng nước mặn nhưng phải tìm nước ngọt để uống. Chúng buộc phải tới những nơi có tàu bè qua lại. Chân vịt và va chạm với tàu bè gây ra vết thương nghiêm trọng đối với chúng. Cả hai đều là mối đe dọa đối với sự sống còn của lợn biển.