Giải mã bí ẩn: Có hàng tỷ ngôi sao trong vũ trụ mà bầu trời về đêm lại vẫn tối?

LazyLynx |

Khi đêm xuống, ta ngắm sao và mặc định rằng trời đêm phải tối đen dù cho có hàng tỷ ngôi sao có thể phát sáng trên đó. Đây được gọi là Nghịch lý Olber.

Ta biết rằng vũ trụ bao la và tồn tại rất lâu rồi, nhưng tại sao ta không thể nhìn thấy hết những vì sao trong vũ trụ? Rõ ràng với số lượng các ngôi sao gần như vô hạn, đáng lẽ ta phải thấy trời đêm rực sáng.

Một lời lý giải đó là vũ trụ có giới hạn và nó đang nở ra. Do vậy, ánh sáng từ những ngôi sao xa xôi bị dịch chuyển tần số về vùng mà mắt người không thể nhìn thấy.

Các nhà thiên văn học từng cho rằng vũ trụ mà ta quan sát được chứa đựng khoảng 100 tỉ thiên hà dựa vào những bức ảnh do kính viễn vọng Hubble. Tuổi của thiên hà được xác định vào khoảng 400 đến 700 triệu năm khi vũ trụ còn non trẻ. Trong khi đó, vũ trụ mà ta quan sát thấy có độ tuổi 13,8 tỉ năm.

Giải mã bí ẩn: Có hàng tỷ ngôi sao trong vũ trụ mà bầu trời về đêm lại vẫn tối? - Ảnh 1.

Những nghiên cứu gần đây đã kiểm chứng lý thuyết trên. Vì tốc độ ánh sáng là giới hạn, ánh sáng mất hàng tỷ năm để từ thiên hà xa nhất đến Trái đất, đồng thời chúng ta quan sát được vũ trụ tại thời điểm đó.

Bốn nhà thiên văn học dẫn đầu là Christopher Conselice đã thống kê và sắp xếp các ngân hà theo không gian ba chiều, từ đó tìm ra khoảng cách và thời điểm tồn tại.

Họ phát hiện ra rằng, các dải ngân hà có mật độ cao ở thời điểm xa xưa. Rõ ràng, các dải ngân hà, thiên hà va chạm, nhập lại và phát triển lớn dần.

Những số liệu còn cho thấy, mật độ thiên hà ngày càng tăng nhưng đột nhiên biến mất. Họ cho rằng, chúng ta còn bỏ sót rất nhiều dải thiên hà không thể quan sát thấy. Do vậy, số lượng các dải ngân hà lớn hơn rất nhiều so với chúng ta biết hiện nay.

Rõ ràng với số lượng các ngôi sao trong các dải ngân hà, bầu trời mà chúng ta thấy hàng đêm sẽ được chúng phủ kín. Tuy nhiên, do ánh sáng bị dịch chuyển dần về phía hồng ngoại, mắt thường của chúng ta không thể thấy được.

Giải mã bí ẩn: Có hàng tỷ ngôi sao trong vũ trụ mà bầu trời về đêm lại vẫn tối? - Ảnh 2.

Hơn nữa, vụ trụ không hề trống rỗng, nó còn chứa nhiều vật liệu hấp thụ ánh sáng như khí, bụi rải rác khắp thiên hà.

Có lý thuyết cho rằng, với số lượng các ngôi sao như vậy, bức xạ của chúng sẽ khiến khí và bụi phát sáng và chúng ta phải quan sát được. Tuy nhiên, ánh sáng này lại nằm trung vùng hồng ngoại hoặc tử ngoại - vùng mà mắt ta không thể quan sát.

Các nhà khoa học hy vọng những năm tới đây, với sự phát triển của nhiều loại kính viễn vọng, chúng ta có thể quan sát được nhiều hơn nữa trong số 90% vũ trụ mà ta chưa thể nhìn hay tìm hiểu hiện nay.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại