"Giải mã" 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai

Mai Linh (theo Brightside) |

Những hiện tượng tự nhiên cực hiếm xảy ra dưới dây thật sự có thể làm chúng ta kinh ngạc.

Ngày 14/10/2023 — Nhẫn lửa

Giải mã 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai - Ảnh 1.

Ảnh: EAST NEWS

“Nhẫn lửa” là hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất nhưng lại ở quá xa Trái Đất để có thể che lấp hoàn toàn. Do đó, Mặt Trăng có vẻ sẽ nhỏ hơn Mặt Trời và không che phủ hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra quầng lửa hình chiếc nhẫn. Gần như toàn bộ Bắc Mỹ sẽ có thể nhìn thấy hiện tượng nhật thực một phần này.

Ngày 13/04/2029 — Tiểu hành tinh Apophis lướt qua Trái Đất ở một khoảng cách tương đối gần

Giải mã 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai - Ảnh 2.

Ảnh: Philipp Nedomlel

Tiểu hành tinh Apophis được phát hiện lần đầu năm 2004, được xác định là mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể tác động đến Trái Đất vì kích thước lớn đáng chú ý. Tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 1.210 feet (369m), cao hơn một chút so với tháp Eiffel.

Vào ngày 13/04/2029, Apophis sẽ chỉ cách bề mặt hành tinh chúng ta chưa đến 20.000 dặm (32.000 km) — gần hơn khoảng cách của các vệ tinh địa tĩnh. Khi đó, mọi người ở Đông bán cầu có thể nhìn thấy trực tiếp nó mà không cần kính viễn vọng hoặc ống nhòm.

Ngày 26/06/2029 — Nguyệt thực tối nhất thế kỷ

Giải mã 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai - Ảnh 3.

Ảnh: Darkfox Elixir

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong bóng của Trái Đất (Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời). Vào ngày 26/06/2029, chúng ta sẽ chứng kiến một trong những lần nguyệt thực tối nhất trong hàng trăm năm qua. Sự kiện sẽ kéo dài khoảng 1 giờ 42 phút và được xem rõ nhất ở Nam Mỹ.

Ngày 08/09/2040 — cuộc diễu hành của các hành tinh

Giải mã 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai - Ảnh 4.

Ảnh: Galacticus

“Cuộc diễu hành của các hành tinh” là một sự kiện hiếm có khi tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời xếp thẳng hàng. Theo NASA, vào năm 2040, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy bằng mắt thường một nhóm bao gồm Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ và Mặt Trăng.

Ngày 06/12/2052 — Siêu Trăng sáng nhất thế kỷ

Giải mã 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai - Ảnh 5.

Ảnh: Happy Together

Quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình quả trứng, không phải hình tròn. Vì vậy sẽ có hai thời điểm Mặt Trăng ở gần chúng ta hơn hoặc xa hơn mức bình thường trong chu kỳ này. Siêu Trăng là hiện tượng xảy ra khi Trăng ở rất gần chúng ta. Vào thời điểm này, Mặt Trăng dường như lớn và sáng hơn bình thường tới 30%. Năm 2052 là mốc thời gian hiện tượng siêu Trăng gần nhất và sáng nhất trong thế kỷ này sẽ xảy đến, kéo gần Mặt trăng và Trái đất tới 17.000 dặm (khoảng 27.359km).

Ngày 24/03/2100 - Sao Bắc Đẩu sẽ ở gần cực bắc nhất

Giải mã 6 sự kiện thiên văn cực hiếm chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong tương lai - Ảnh 6.

Ảnh: Brightside

Sao Bắc Đẩu nổi tiếng là chiếc la bàn tự nhiên đầu tiên của thủy thủ trong nhiều thế kỷ, giúp họ xác định được hướng bắc. Tuy nhiên, sự thật là ngôi sao này không phải lúc nào cũng khớp chính xác với hướng này. Trái đất không có một trục cố định vì nó luôn di chuyển xoay tròn theo thời gian. Chính vì vậy Sao Bắc Đẩu có thể không nằm chính xác trên trục quay của Trái đất mà bay vòng quanh bầu trời mỗi đêm với quỹ đạo nhỏ không thể phát hiện bằng mắt thường.

Vào ngày 24/03/2100, Sao Bắc Đẩu sẽ xuất hiện phía trên cực bắc thật sự của Trái Đất. Sau đó, nó sẽ bắt đầu di chuyển ra xa và sẽ chỉ quay trở lại vị trí đặc biệt này sau 26.000 năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại