Gần như tất cả các nhà nghiên cứu đã đến Đại học Harvard bằng tiền túi để nhận giải thưởng của họ. Thành thực mà nói, cho dù những nghiên cứu có vẻ hơi ngốc nghếch, nhưng ở tuổi 27, giải thưởng IG Nobel có lẽ cũng là một dấu mốc đáng kể với họ. Và đây là những giải thưởng cho một số nghiên cứu lạ đời.
Fardin đến từ Đại học Lyon đã giành giải IG Nobel cho việc "sử dụng động lực chất lỏng để giải mã câu hỏi ‘Liệu một con mèo có thể vừa là thể rắn, vừa là thể lỏng hay không?’".
Bài viết của anh được xuất bản trên tạp chí Rheology, đã sử dụng mèo để giải thích một trong những nguyên lý trung tâm của nghiên cứu lưu biến học. Đây là lĩnh vực vật lý liên quan đến luồng chất lỏng, quy tắc của nó là "mọi thứ đều chảy".
Các "thể" của mèo… Chắc chắn, có nhiều hơn một thể.
Bài viết đã đưa ra kết luận rằng "Vẫn còn rất nhiều công việc cần làm ở phía trước, tuy nhiên, trước hết, những chú mèo đang là minh chứng cho một hệ thống mô hình rất phong phú, phục vụ cho nghiên cứu về lưu biến học, cả trong trường hợp có tuyến tính và phi tuyến tính".
Tuy nhiên, song song với tính hài hước của nghiên cứu, nó còn làm cho người đọc phải suy ngẫm về các phương trình thuộc lĩnh vực này, và làm thế nào họ có thể áp dụng được chúng vào những giả thiết "không liên quan" như… mèo.
IG Nobel Hòa Bình: Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng nhạc cụ truyền thống Australia, Didgeridoos.
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển, Milo Puhan, Alex Suarez, Christian Lo Cascio, Alfred Zahn, Markus Heitz và Otto Braendli đã được trao giải thưởng IG Nobel Vì Hòa Bình vì đã chứng minh được rằng, chơi đàn Didgeridoo thường xuyên là cách điều trị hiệu quả cho chứng ngưng thở khi ngủ, và chứng ngáy ngủ.
"Giải thưởng vì hòa bình" cho một nghiên cứu về giấc ngủ có lẽ là một trò đùa ngớ ngẩn, tuy nhiên, chứng ngưng thở khi ngủ lại là một căn bệnh phổ biến, vô cùng nguy hiểm, mà nhiều biện pháp chữa trị đều không mang lại kết quả.
Điều trị chứng ngưng thở và ngáy bằng nhạc cụ truyền thống Australia, Didgeridoo
Người hướng dẫn chơi đàn Didgeridoo và nhà nghiên cứu Alex Suarez nhận thấy rằng, anh và một số sinh viên đã trở nên tỉnh táo hơn vào ban ngày, họ cảm thấy ít muốn ngủ hơn sau nhiều tháng tập luyện. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã quyết định thực hiện một thử nghiệm an toàn.
Họ đã tập hợp được 25 bệnh nhân mắc chứng ngáy ngủ, để họ học và luyện đàn Didgeridoo trong 4 tháng, tần suất 6 ngày/tuần. Tuy một nghiên cứu kéo dài chỉ 25 ngày là khá ngắn ngủi, nhưng nhóm thực nghiệm dường như đã cảm thấy tỉnh táo hơn nhiều vào ban ngày và ít gặp các vấn đề hô hấp bào ban đêm.
IG Nobel Kinh tế: Giữ một con cá sấu có thể giúp bạn đánh bạc giỏi hơn
Matthew Rockloff và Nancy Greer tại Viện Nghiên cứu Y tế và Khoa học Xã hội tại Đại học CQ ở Australia đã nhận được giải IG Nobel về kinh tế cho thí nghiệm "về ảnh hưởng của việc tiếp xúc với cá sấu đến sự sốt sắng của con người trong việc đánh bạc".
Các nhà nghiên cứu thực sự đã để cho nhóm thực nghiệm của mình giữ một con cá sấu dài gần 1m trong khi đánh bạc.
Có thể có nhiều người dám đánh bạc, nhưng không phải ai cũng dám ôm cá sấu.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy rằng, trạng thái kích thích này có được là do việc giữ cá sấu, điều này có thể làm tăng tính ngẫu nhiên khi đánh bạc.
Họ sẽ thắng, chừng nào họ không ghét việc phải giữ con cá sấu. Nghiên cứu này dựa trên rất nhiều bài báo khác nhau về tác động của sự kích thích cảm xúc lên việc chơi bạc. Nếu bạn sợ cá sấu và lo lắng việc đánh bạc sẽ làm bạn mất nhiều tiền của, có thể bạn nên bám chặt vào một con cá sấu lớn trước đã.
IG Nobel Giải phẫu: Đàn ông lớn tuổi có thực sự sở hữu đôi tai to hơn?
James A.Heathcote tại Anh đã giật giải Anatomy cho nghiên cứu của mình, được xuất bản hai thập kỷ trước trong Tạp chí Y học Anh về việc: Liệu đôi tai của đàn ông lớn tuổi có to lên theo tuổi tác hay không?
Đâu là một câu hỏi mà bạn cũng có thể nghĩ tới, nhưng nó là một hiện tượng thực tế, hay còn yếu tố nào khác góp phần hay không?
Bốn vị bác sĩ đã được phép nghiên cứu trên 206 bệnh nhân nam, tuổi từ 30 đến 93, và nhận thấy rằng, kích thước đôi tai của họ thực sự phát triển hơn từ tuổi thanh thiếu niên, 0,22 milimet/năm.
Đáng tiếc rằng, nghiên cứu đã không trả lời câu hỏi đã đặt ra mà chỉ đơn thuần xác định mối tương quan giữa tuổi tác và kích thước của tai.
Thay vào đó, nó mới chỉ chứng minh được sự đúng đắn của tiền đề trong một mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ và đồng nhất. Giả sử, bạn là một nhà khoa học và bạn đọc được bài viết này, có thể bạn sẽ muốn giúp cho mọi người hiểu được nguyên nhân vì sao đãn đến sự thật kỳ lạ này.
IG Nobel Sinh học: "Dương vật cái, âm đạo đực và sự tiến hóa tương đương của chúng trong một một loài côn trùng sống trong hang"
Kazunori Yoshizawa, Rodrigo Ferreira, Yoshitaka Kamimura, và Charles Lienhard đã giành được giải thưởng IG Nobel về sinh học cho việc "khám phá ra dương vật cái, và một âm đạo đực, trong một con côn trùng sống trong hang động".
Bộ phận sinh dục, giao tử và tình dục là những yếu tố quan trọng cho nhiều vẫn đề, hơn là việc chỉ để giữ cho các loài tồn tại. Những đặc điểm cụ thể về cách động vật giao phối có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về vấn đề lựa chọn tự nhiên và sự tiến hóa.
Tiến hóa là gì, ngoại trừ việc tất cả các loài đều giao hợp?
Những đặc điểm tính dục "ngược đời" tồn tại trên một loài côn trùng sống trong hang
Theo bài nghiên cứu, điều này tương tự với giống Neotrogla, thuộc loài côn trùng trong hang động. Loài này dường như có những phần đối lập với giới tính sinh học của chúng.
Con có trứng lại có cả dương vật, trong khi loài mang chức năng tạo ra sự thụ tinh lại có âm đạo. Bài viết cho rằng, sự thấu hiểu về những điều dị thường này có thể giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn về lựa chọn tính dục, cũng như những điều mới lạ về sinh học tiến hóa nói chung.
Động lực học chất lỏng: Đi bộ giật lùi có thể làm giảm (hoặc tăng) việc… bị đổ cà phê.
Jiwon "Jesse" Han đến từ Hàn Quốc từng là một học sinh trung học khi anh viết bài nghiên cứu này và nhận được giải thưởng cho nghiên cứu "động lực học của việc làm đổ nước, để tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi một người cầm cốc cà phê và đi giật lùi".
Nghiên cứu để giảm thiểu việc đổ cà phê khi đi giật lùi thực sự là điều "không tưởng"
Han nhận ra rằng, rượu vang chỉ lan nhẹ ra xung quanh mặt trong của chiếc ly khi người ta đang đi bộ, nhưng đối với cà phê trong một chiếc cốc hình trụ thì khác.
Nó bị đổ ra một cách tung tóe bên ngoài chiếc cốc. Hy vọng tìm được cách để giảm thiểu việc bị đổ cà phê ra ngoài, anh đã đo đạt được những yếu tố khác nhau dẫn đến việc chất lỏng dao động bên trong chiếc cốc (bằng cách đặt smartphone lên trên miệng cốc cà phê và sử dụng nó như một thiết bị gia tốc).
Anh thấy rằng, đi giật lùi và cầm chiếc cốc ở tư thế khác sẽ làm giảm sự cộng hưởng, từ đó cà phê ít có khả năng bị đổ. Khi đi ngược, người giữ cốc cà phê cũng có nguy cơ "va phải hòn đá hoặc đâm vào đồng nghiệp cũng đang đi ngược giống mình", theo bài viết. Bạn cũng có thể dùng một chiếc cốc kiểu khác.
Lĩnh vực y học: "Các cơ thuộc thần kinh về sự chán ghét đối với pho mát: Một nghiên cứu fMRI".
Jean-Pierre Royet, David Meunier, Nicolas Torquet, Anne-Marie Mouly và Tao Jiang, đã nhận giải thưởng IG Nobel về y học trong việc "sử dụng công nghệ quét não tiên tiến để đo lường mức độ chán ghét của một số người đối với pho mat".
Bộ não là một tổ hợp phức tạp với nhiều cảm xúc, các phản ứng và tính đặc trưng của nó trong mỗi cá nhân. Vì vậy, khi nói đến một loại cảm xúc như "ghê tởm", các nhà nghiên cứu muốn biết cụ thể hơn về điều này trong não bộ con người.
Chiếc máy chụp cộng hưởng từ fMRI.
Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát tập trung để xem thực tế có bao nhiêu người Pháp thích pho mát, các nhà nghiên cứu đã đưa 15 người thích và 15 người ghét pho mát vào máy MRI, một chiếc máy chụp cộng hưởng từ, và cho họ ngửi 6 mùi hương vị pho mat và 6 mùi hương không có vị pho mát.
Những người tham gia đã nhấn những nút phản hồi từ 1-5, tương đương từ ghét đến thích. Kết quả cho thấy, phần não điều khiển "hệ thống khao khát phần thưởng" của những người ghét pho mát dường như thể hiện nhiều phản ứng hơn, một cách nhẹ nhàng, hơn là những người thích pho mát.
Điều này có nghĩa, những cấu trúc não này cũng có thể điều khiển cả sự ghê tởm.
Lĩnh vực nhận thức: Các cặp song sinh có phân biệt được khuôn mặt của riêng mình hay không?
Các nhà nghiên cứu người Ý Matteo Martini, Ilaria Bufalari, Maria Antonietta Stazi và Salvatore Maria Aglioti nhận giải IG Nobel về lĩnh vực nhận thức, cho thấy "nhiều cặp song sinh không thể tự nhận ra chính mình".
Nhận diện khuôn mặt của bản thân là một điều quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về nhận thức con người. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu khuôn mặt của bạn trông giống hệt người khác?
Các nhà nghiên cứu cuối cùng cũng đã quan tâm đến việc những khuôn mặt giống nhau ảnh hưởng thế nào đến sự hiểu biết về bản thân cũng như việc nhận dạng cá nhân.
Không phải ai cũng nhận ra được mình, đặc biệt là các cặp sinh đôi.
Nhóm nghiên cứu đã tập hợp 10 cặp song sinh và 10 cặp không phải song sinh, rồi chụp ảnh những khuôn mặt của họ. Sau đó, người tham gia sẽ xem những tấm hình này và yêu cầu xác định các khuôn mặt khi chụp ở cả 4 chiều trái-phải, trên-dưới, càng nhanh càng tốt.
Nghiên cứu cho thấy các cặp không phải song sinh nhận diện được khuôn mặt của họ chính xác hơn các cặp song sinh. Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế, nhưng nó chỉ ra ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu việc chúng ta gắn bó bản thân mình với người khác như thế nào.
Lĩnh vực sản khoa: Các bào thai thích thứ âm nhạc phát ra từ âm đạo
Marisa López-Teijón, Álex García-Faura, Alberto Prats-Galino và Luis Pallarés Aniorte đã đoạt giải IG Nobel ở lĩnh vực sản khoa bởi nghiên cứu cho thấy "bào thai người ở giai đoạn đang phát triển phản ứng mạnh mẽ hơn với âm nhạc mang tính điện cơ bên trong âm đạo của người mẹ, hơn là thứ âm nhạc được chơi trên bụng của người mẹ".
Đặt loại "nhạc" kỳ lạ này sang một bên, có một thực tế là phôi thai thường phản ứng với những kích bên ngoài tử cung.
Nếu bạn có ý định cho con "cảm thụ" âm nhạc ngay từ lúc còn trong bụng mẹ , hãy truyền nhạc qua con đường đúng đắn.
Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra biểu hiện trên khuôn mặt và thấy rằng, nếu bạn muốn truyền nhạc cho đứa bé trong bụng, bạn nên sử dụng một chiếc loa âm đạo mà một trong các nhà khoa học đã thiết kế.
Việc này không nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm, họ đã chứng minh được rằng, hiểu được các phản ứng của thai nhi đối với âm thanh sẽ giúp cải thiện rất nhiều sức khỏe tinh thần và thể chất của nó, đồng thời hiểu được bộ não của thai nhi.
Trên đây là những điều lạ lùng nhất mà hội đồng trao giải IG Nobel đã đưa ra trong năm qua. Cho dù những nghiên cứu và phát hiện này có phần thật kỳ quái và "ngốc nghếch", ta hãy vẫn cứ dành cho các nhà nghiên cứu một lời cảm ơn bởi tiếng cười và sự nguy ngẫm mà họ đem lại.