Giải đáp những bí ẩn về công suất đèn flash trong nhiếp ảnh: Tưởng khó mà dễ

M.ĐỨC |

Những công thức sẽ giúp việc sử dụng đèn trong việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Một trong những cách để nâng tầm những bức ảnh chụp đó là thêm ánh sáng nhân tạo (đèn LED, đèn flash). Nhưng điều khó khăn khi đi chọn mua đèn đó chính là những sự hiểu nhầm về công suất đèn, đặc biệt là công suất tiêu chuẩn (Guide number). Sau đây là một vài lời khuyên để giải đáp vấn đề này, giúp cho việc chọn mua và sử dụng đèn trở nên dễ dàng hơn.

Video giải đáp về công suất đèn flash trong nhiếp ảnh  

Đầu tiên ta phải hiểu được, công suất tiêu chuẩn của đèn là gì. Công suất tiêu chuẩn của đèn flash được tính theo công thức: khẩu độ x khoảng cách tới sự vật cần chiếu sáng.

Giải đáp những bí ẩn về công suất đèn flash trong nhiếp ảnh: Tưởng khó mà dễ - Ảnh 2.

Phương pháp để tính công suất tiêu chuẩn (Guide Number) của đèn flash

Công suất tiêu chuẩn gồm có 3 thành phần chính, đó là khoảng cách, ISO và độ zoom của đèn khi sử dụng. Ví dụ như chiếc đèn Canon 600ex có con số này là 60.05m tại ISO 100 và zoom 200mm, tức đèn có thể chiếu sáng một cách tốt nhất khi đặt sự vật cách người chụp khoảng 60m, với đèn zoom hết cỡ ở 200mm và máy ảnh đặt chỉ số ISO 100. 

Nhưng nếu áp dụng công thức ta đã có ở trên, thì chỉ số công suất này chỉ đúng khi sử dụng ống kính với khẩu độ lên tới f/1!

Vậy nếu như sử dụng ống kính f/4 (khá tiêu chuẩn trên thị trường), thì khoảng cách sẽ giảm còn 15m, vậy ta có thể chiếu sáng đủ cho sự vật cách người chụp 15m với 2 thông số còn lại giữ nguyên là ISO 100 và zoom đèn 200mm.

Giải đáp những bí ẩn về công suất đèn flash trong nhiếp ảnh: Tưởng khó mà dễ - Ảnh 3.

Một ví dụ về công suất tiêu chuẩn của đèn Canon 600ex

Nhưng để tính khoảng cách để giảm công suất, ta sẽ phải áp dụng một công thức khác, vì khi tăng khoảng cách thì cường độ ánh sáng sẽ giảm 4 lần chứ không phải 2 lần. Vậy nếu đèn bật hết công suất sẽ chiếu sáng được 15m, thì 1/2 công suất sẽ tương ứng với khoảng cách là 10.5m chứ không phải 7.5m.

Giải đáp những bí ẩn về công suất đèn flash trong nhiếp ảnh: Tưởng khó mà dễ - Ảnh 4.

Tính công suất tiêu chuẩn nếu giảm cường độ đèn

Trong điều kiện chụp ảnh thực tế, ta sẽ áp dụng công thức này vào các khẩu độ khác nhau để giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Và nếu như giảm đèn 1 bước, thì ta sẽ mở khẩu độ thêm 1 bước để giữ đúng độ sáng, khá dễ dàng! Ví dụ ống kính ở f/16 tương ứng với 1/4 công suất đèn thì ở f/11 sẽ tương ứng với 1/8 công suất đèn.

Giải đáp những bí ẩn về công suất đèn flash trong nhiếp ảnh: Tưởng khó mà dễ - Ảnh 6.

Công thức tính công suất đèn phù hợp với khẩu độ

Cuối cùng, một trong những thông số không được nói đến là tốc độ màn trập, nhưng tại sao? Vì tốc độ màn trập không hề ảnh hưởng tới độ sáng trong một bức ảnh sử dụng toàn bộ ánh sáng đèn, vì đèn flash nháy trong một thời điểm rất nhanh chứ không chiếu sáng liên tục như ánh sáng tự nhiên nên cường độ không hề bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. 

Tốc độ màn trập chỉ ảnh hưởng tới ánh sáng bên ngoài (mặt trời, đèn đường, đèn LED...) mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại