Không quân Trung Quốc có thể sẽ được trang bị đồng thời hai dòng máy bay ném bom mới: một loại là H-8 có tải trọng lớn và thiết kế khí động học truyền thống, loại kia là H-9 (còn có tên H-10) sở hữu tốc độ lớn, trần bay cao, tải trọng vừa phải và đột phá trong hình dáng khí động học.
Trần bay của H-9 lên tới 36.000 m, tốc độ tối đa đạt Mach 3,7. Độ cao hoạt động lớn và vận tốc nhanh hơn phần lớn chiến đấu cơ cũng như tên lửa phòng không hiện có làm cho nó gần như bất khả xâm phạm.
Máy bay ném bom tàng hình H-9 nhìn từ phía sau
H-9 sẽ là oanh tạc cơ đầu tiên của Trung Quốc phá vỡ rào cản phản lực thông dụng. Yếu tố này đe dọa đến an toàn kết cấu của máy bay khi tốc độ tiến tới mức nhất định, tạo ra lượng nhiệt lớn do ma sát với không khí.
Để khắc phục điều này, thân máy bay sử dụng hợp kim titan với trọng lượng thấp, cường độ cao (mà Trung Quốc là nước có trữ lượng titan chiếm hơn 34% thế giới).
H-9 có hình dáng vô cùng kỳ lạ
Khi máy bay di chuyển ở tốc độ Mach 3, 61% tổng lực đẩy đến từ cửa hút gió, 31% đến từ buồng đốt sau, chỉ 10% xuất phát từ bản thân động cơ của nó, động cơ máy bay H-9 lúc này giống như một thiết bị phun.
Thiết kế cánh của H-9 làm liên tưởng đến cánh dơi
Ngoài ra trên mạng đang lưu truyền một biệt danh của H-10 - chiếc máy bay ném bom tàng hình lớn giống với B-2 của Mỹ - đó là "khắc tinh" hay "nốt đen trên trời".
Kích thước máy bay ném bom mới của Trung Quốc khá lớn
Nhìn vào đồ họa tinh xảo của H-10, dễ nhận thấy kích thước của nó không có sự khác biệt lớn so với Tupolev của Nga với cửa hút gió hình chữ "S", phía trước và sau máy bay có 2 khoang vũ khí.
Dự báo máy bay ném bom tàng hình trong tương lai sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng đối với thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc quân sự, phương thức ngăn chặn chiến tranh mạnh mẽ nhất chính là bảo đảm khả năng phản công hạt nhân. Thực tế kế hoạch tấn công hạt nhân chiến lược "Trinity" của Trung Quốc đã được thực hiện.
Cụ thể, "Bộ ba - Trinity" chính là việc sử dụng máy bay ném bom chiến lược trên không để tung đòn phản công hạt nhân tầm xa, bên cạnh đó là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm, kết hợp với tên lửa đạn đạo chiến lược xuất phát từ bệ phóng cố định trên mặt đất.