Giá vàng trong nước mở cửa sáng nay (16/6) hầu như đi xuống, điều chỉnh khoảng 100 nghìn đồng/lượng so với chiều hôm qua. Trong khi so với sáng hôm qua thì thấp hơn khoảng 200 nghìn đồng/lượng.
Cụ thể, Vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện niêm yết vàng SJC ở mức 47,55-48,35 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 200 nghìn đồng/lượng so với sáng hôm qua. Tập đoàn DOJI giảm 200 nghìn đồng/lượng xuống mức 47,65-48,3 triệu đồng/lượng.
Tương tự, giá vàng SJC tại Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng giảm 200 nghìn đồng/lượng xuống còn 47,2-48,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng nữ trang loại 24k của PNJ cũng giảm xuống 45,6-46,4 triệu đồng/lượng.
Hiện giá mua vào khoảng 47,5-47,6 triệu đồng/lượng, giá bán ra quanh mức 48,2-48,3 triệu đồng/lượng
Giá bán ra vàng trang sức SJC 99,99 thấp hơn khoảng 1,5 triệu/lượng, hiện là 46,5-46,6 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước giảm khi giá vàng thế giới hạ nhiệt. Lúc 9h00 (ngày 16/4 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.719 USD/ounce, thấp hơn khoảng 10 USD/ounce so với 24h trước.
Trong khi đó giá vàng tương lai cũng giảm, hợp đồng giao vàng tháng 6 hiện xuống còn 1.746 USD/ounce, vẫn ca hơn giá vàng giao ngay khoảng 27 USD/ounce.
Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá Vietcombank hiện tương đương với 48,9 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), cao hơn giá vàng trong nước khoảng 600 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng giảm sau khi tăng vọt vào 2 hôm trước do nhiều nhà đầu tư bán chốt lời, điều bình thường xảy ra khi giá vàng tăng mạnh và cần nhịp điều chỉnh.
Trong báo cáo mới nhất, Commerzbank kỳ vọng giá vàng sẽ đạt 1.800 USD/ounce trong cuối năm nay.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi đồng USD vẫn còn rất mạnh. Thông thường, điều này sẽ gây áp lực lên gia vàng, nhưng trong môi trường thiếu sự chắc chắn, khó lường về cách mà khủng hoảng corona sẽ diễn ra, và cũng không biết tác động kinh tế của nó sẽ đến đâu; vàng có thể tự chống lại đồng đô la Mỹ - vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn.
Các nước đang cố gắng để thúc đẩy nền kinh tế. Trong trường hợp của Mỹ, Fed đã thực hiện 2 lần cắt giảm lãi suất khẩn cấp và khởi xướng một chương trình vượt xa mức nới lỏng định lượng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Chính phủ Mỹ cũng đã phê duyệt gói kích thích tương tự.
"Cơn lũ" tiền được bơm ra đang là yếu tố thúc đẩy nhu cầu mua vàng - tài sản được xem là cứu cánh cuối cùng trong khủng hoảng. Vàng cũng được xem như hàng rào chống lại lạm phát.
Dự báo của Commerzbank dựa trên kỳ vọng đại dịch covid-19 sẽ được kiểm soát trong nửa cuối năm nay và tình hình trên thị trường đã lắng xuống.