Ảnh minh họa.
Giả thuyết về thời gian ma quái cho rằng gần 300 năm lịch sử loài người không có thật và chúng ta hiện đang sống vào năm 1724.
Một số nhà sử học đã đưa ra quan điểm rằng thời Trung cổ không xảy ra và lịch của chúng ta không trùng khớp với thời gian thực tế. Theo nhà sử học người Đức Herbert Illig, năm nay là năm 1724 và phần lớn những gì chúng ta nghĩ rằng đã biết về lịch sử và cách thời gian vận hành là sai hoàn toàn.
Illig lần đầu tiên đề xuất Giả thuyết về thời gian ma quái vào những năm 1980, theo đó lịch của loài người đã bị xáo trộn và tăng thêm 297 năm. Nhà sử học đã đưa ra quan điểm những năm từ 614 đến 911 sau Công nguyên đã bị "lấp liếm" nhưng ông chưa đưa ra được minh chứng thuyết phục.
Trong một phiên bản khác của lý thuyết, chính Hoàng đế Byzantine Constantine V (905 đến 959 sau Công nguyên) là người đứng đằng quan điểm nhân loại đang đi sớm hơn 300 năm.
Illig đưa ra giả thuyết của mình dựa trên sự khác biệt giữa Lịch Julian (được đưa ra dưới thời Julius Caesar vào năm 45 trước Công nguyên), Lịch Gregorian ( được đưa ra vào năm 1582 sau Công nguyên) và năm Dương lịch.
Bởi vì quỹ đạo của Trái đất đối với Mặt trời kéo dài 365 và một phần tư ngày nên có những sự thay đổi nhất định. Theo Lịch Julian, năm nhuận bốn năm một lần, làm cho năm trung bình dài 365,25 ngày. Nhưng năm dương lịch thực dài 365.24219 ngày, có nghĩa là lịch Julian cứ 128 năm lại dư ra một ngày.
Giáo hoàng Gregory XIII, người đưa ra Lịch Gregory (Ảnh: Getty)
Điều này đã tạo ra sự khác biệt trong 13 ngày vào thời điểm Lịch Gregory được giới thiệu gần hơn 1.600 năm sau đó. Giáo hoàng và các nhà toán học khi phát minh ra lịch này chỉ tính đến sự chênh lệch 10 ngày vào năm 1582, vì vậy ngày 4 tháng 10 năm 1582 theo lịch Julian ngay sau đó là ngày 15 tháng 10 năm 1582 theo lịch Gregory.
Nếu có sự chênh lệch 10 ngày, điều đó có nghĩa là lịch Julian tồn tại khoảng 1.280 năm (10 nhân với 128) - ba ngày cộng lại thành ba thế kỷ - chứ không phải 1.664 năm (13 nhân với 128).
Nói cách khác, điều đó có nghĩa là Julius Ceasar đã đưa ra lịch sớm hơn 300 năm.
Lịch sử đã đi sớm hơn 300 năm?
Câu trả lời là không. Nếu điều đó xảy ra thì đồng nghĩa với việc những nhân vật như Charlemagne, Vua của những người Franks, không bao giờ thực sự tồn tại hoặc sống ở những thời điểm khác nhau.
Các quan sát thiên văn cho thấy nhiều sự kiện, chẳng hạn như việc sao chổi Halley đi qua vào năm 240 trước Công nguyên, được các văn bản cổ của Trung Quốc ghi lại, đã thực sự xảy ra, mặc dù Giả thuyết về thời gian ma cho biết những "năm ma" này là không có thật.
(Ảnh: Ionos)
Việc xác định niên đại của các đồ tạo tác và di tích khảo cổ cũng chỉ ra những điểm vô lý của lý thuyết này. Mặc dù hầu hết các nhà sử học đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm trên, nhưng nó đã được một số người ủng hộ vào những năm 1990. Tiến sĩ Hans-Ulrich Niemitz đã viết một bài báo về lý thuyết này vào năm 1995, trong đó ông mở rộng các ý tưởng của Illig.
Trong một bài báo có tiêu đề Liệu thời kỳ đầu thời Trung cổ có thực sự tồn tại?, Ông viết: "Bản thân câu hỏi này và các vấn đề liên quan đặt ra câu hỏi về sự xuất hiện của thời Trung cổ, câu trả lời là 'KHÔNG, đầu thời Trung cổ không tồn tại'".
Quan điểm này đã khiến dư luận "dậy sóng" bởi những luận điểm được đưa ra. Nhà sử học đã trích dẫn bằng chứng khảo cổ học, mà ông tin rằng đã ủng hộ giả thuyết này.
Cụ thể là Nhà cầu nguyện thời Trung cổ Aachen ở Đức, ông cho rằng đã được xây dựng quá sớm 200 năm. Nhiều người thắc mắc làm thế nào để ông có thể đi đến kết luận này? Niemitz chỉ đơn giản nói rằng nó đã lạc hậu về mặt kiến trúc trong khoảng thời gian đó.
Như vậy có thể thấy các bằng chứng ông đưa ra không hề thuyết phục và chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm rằng mình đang sống ở thế kỷ 21 chứ không phải 18.
Bài viết sử dụng nguồn: Express