Giả thiết mới về nguồn gốc của hình trái tim, biểu tượng cho tình yêu

Gabe |

Hình trái tim được cả thế giới công nhận là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Thế nhưng, nguồn gốc lịch sử của nó rất khó để xác định.

Một số người tin rằng biểu tượng trái tim có nguồn gốc từ hình dáng lá cây thường xuân – loài cây tượng trưng cho sự chung thủy. Trong khi đó, một số khác lại nói rằng trái tim tình yêu được lấy nguyên mẫu từ ngực, mông hoặc các bộ phận khác của cơ thể người.

Giả thiết mới về nguồn gốc của hình trái tim, biểu tượng cho tình yêu - Ảnh 1.

Có lẽ giả thuyết bất thường nhất là về silphium – một loài hồi hương khổng lồ, từng mọc ở vùng ven biển Bắc Phi, gần thuộc địa Hy Lạp ở Cyrene. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại sử dụng Silphium để làm gia vị và thuốc.

Với chức năng y dược của mình, siphium được tin rằng có tác dụng kỳ diệu như si rô ho, nhưng nó nổi tiếng nhất như một loại thuốc tránh thai sơ khai của loài người.

Các nhà văn, nhà thơ cổ đại ca ngợi khả năng tránh thai thần kỳ của silphium, khiến nói trở nên quá phổ biến đến mức bị thu hoạch tới tuyệt chủng vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Truyền thuyết kể rằng, thân cây silphium cuối cùng đã được đưa lên cho hoàng đế Nero của La Mã.

Hạt của silphium có hình dạng gần giống trái tim Valentine hiện đại. Vì vậy nhiều người suy đoán rằng, mối liên hệ giữa loài thảo dược này với tình yêu và tình dục có thể là căn nguyên giúp biểu tượng trái tim trở nên phổ biến.

Thành phố Cyrene, vốn giàu lên nhờ buôn bán silphium, thậm chí còn đưa hình trái tim lên đồng tiền của mình. Dù giả thuyết về silphium chắc chắn thú vị và hấp dẫn, những nguồn gốc của biểu tượng trái tim có thể đơn giản hơn nhiều.

Giả thiết mới về nguồn gốc của hình trái tim, biểu tượng cho tình yêu - Ảnh 2.

Các học giả như Pierre Vinken và Martin Kemp lập luận rằng biểu tượng này có xuất phát từ các tác phẩm của Galen và Aristotle – hai triết gia cổ đại đã mô tả trái tim con người có ba ngăn và một vết lõm nhỏ ở giữa.

Theo giả thuyết này, hình trái tim có lẽ đã ra đời khi các họa sĩ và nhà khoa học thời Trung Cổ cố gắng vẽ minh họa cho các văn bản y học cổ đại. Ví dụ, vào thế kỷ 14, nhà vật lý người Ý Guido da Vigevano đã thực hiện hàng loạt bản vẽ giải phẫu có trái tim rất giống trong mô tả của Artistotle.

Tuy trái tim con người từ lâu đã được gắn liền với cảm xúc và niềm hân hoan, nhưng hình trái tim mới được lựa chọn là biểu tượng của sự lãng mạn và tình yêu thanh cao vào thời Trung Cổ.

Nó đặc biệt phát triển trong suốt thời kỳ Phục Hưng, khi trái tim được sử dụng trong nghệ thuật tôn giáo để miêu tả Thánh Tâm của Chúa Kitô, đồng thời là một trong bốn chất của bộ bài Tây. Đến thế kỷ 18 và 19, trái tim đã trở thành ký hiệu xuất hiện liên tục trong những tấm thiệp ngày Valentine.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại