Giá siêu rẻ, một loại nông sản từ Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng 900% trong nửa đầu năm: Thế giới ngày càng khan hiếm, Việt Nam chưa trồng được

Như Quỳnh |

Loại 'báu vật' này của Ukraine vào nước ta đã tăng gấp 10 lần kể từ đầu năm.

Giá siêu rẻ, một loại nông sản từ Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng 900% trong nửa đầu năm: Thế giới ngày càng khan hiếm, Việt Nam chưa trồng được- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nước ta đã nhập khẩu hơn 288 nghìn tấn lúa mì trong tháng 6, tương ứng với hơn 81 triệu USD, giảm 46% về lượng và giảm 42% về kim ngạch.

Lũy kế 6 tháng đầu năm sản lượng nhập khẩu lúa mì của Việt Nam vượt mốc 3,1 triệu tấn với hơn 862 triệu USD, tăng 26% về lượng và giảm 3% về kim ngạch so với 6T/2023.

Giá nhập khẩu bình quân đạt 276 USD/tấn, giảm 23,3%.

Xét về thị trường, Brazil tiếp tục là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất cho Việt Nam với thị phần 37% theo sản lượng. Nước ra đã chi hơn 287 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ quốc gia Nam Mỹ này trong 6 tháng đầu năm với sản lượng tương ứng 1,15 triệu tấn, tăng 339,8% về lượng, tăng 200% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm trước.

Giá siêu rẻ, một loại nông sản từ Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng 900% trong nửa đầu năm: Thế giới ngày càng khan hiếm, Việt Nam chưa trồng được- Ảnh 2.

Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Australia với 21% thị phần nhập khẩu về Việt Nam. Sản lượng nhập khẩu từ quốc gia này đạt đạt 646.844 tấn, tương đương trên 201 triệu USD, giảm 64% về lượng, giảm 68% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, vựa lúa mì của thế giới là Ukraine cũng đang tăng mạnh xuất khẩu lúa mì đến Việt Nam. Trong nửa đầu năm nước ta nhập khẩu từ Ukraine 545.052 tấn với trị giá hơn 141 triệu USD, tăng mạnh 901,9% về lượng và tăng 681,2% kim ngạch.

Giá siêu rẻ, một loại nông sản từ Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng 900% trong nửa đầu năm: Thế giới ngày càng khan hiếm, Việt Nam chưa trồng được- Ảnh 3.

Giá nhập khẩu từ thị trường này cũng ghi nhận giảm mạnh với mức giảm 22% so với năm trước, đạt 259 USD/tấn - mức giá hấp dẫn nhất trong số các nhà cung cấp cho Việt Nam.

Ukraine được mệnh danh là 'vựa bánh mì của thế giới' với sản lượng lúa mì dồi dào. Trên thị trường thế giới, trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới, chiếm 10% tổng nguồn cung. Ngoài ra, Ukraine là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mạch, bắp, dầu hạt cải hàng đầu thế giới; là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất (chiếm 46% lượng xuất khẩu toàn cầu).

Từ đầu vụ đến nay (tính theo niên vụ 2023-2024 từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024), xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã tăng lên 2,56 triệu tấn - cao hơn so với mức 2 triệu tấn cùng kỳ năm trước, trích dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine. Tổng khối lượng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine trong niên vụ này gồm 1,27 triệu tấn ngô, 977.000 tấn lúa mỳ và 329.000 tấn lúa mạch.

Tại thị trường Việt Nam, nước ta gần như không trồng được lúa mì, bởi vậy mỗi năm nước ta chi hàng tỷ USD để nhập khẩu.

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) bao gồm các quốc gia sản xuất và nhập khẩu lúa mì lớn, dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu trong vụ mùa 2023-2024 đạt 784 triệu tấn, giảm 2,4% so với vụ mùa trước đó do Nga và Mỹ đều giảm sản lượng do các yếu tố thời tiết.

Việc giá lúa mì thế giới tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lương thực nội địa. Đứng trước thách thức này, các chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cần lập kế hoạch mua hàng cho giai đoạn cuối năm ngay từ bây giờ, đồng thời có biện pháp phòng hộ rủi ro về giá thông qua thị trường giao dịch hàng hóa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại