Đầu năm 2020, việc Hoàng tử Harry và Công nương Meghan tuyên bố rút khỏi hoàng gia đã gây ra nhiều xáo trộn đối với gia đình hoàng tộc lâu đời của nước Anh. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy chế độ quân chủ tại Anh có thể thể bị xóa bỏ.
Gia đình Hoàng gia Anh. Ảnh: The Beacon
Trong khi nhiều quốc gia như Hy Lạp, Bulgaria đã tổ chức trưng cầu dân ý để bãi bỏ chế độ quân chủ nhưng theo nhà nghiên cứu các vấn đề hoàng gia Marlene Koenig đây không phải một quá trình đơn giản. Bà Keonig cho biết: "Quá trình này sẽ cần tới sự can thiệp của luật pháp, một đề xuất của Nghị viện và được Nữ hoàng hoặc người đứng đầu hoàng gia ký duyệt".
Tuy nhiên, theo bà Keonig, "chế độ quân chủ sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian nữa". Bà nhận xét: "Không có các cuộc biểu tình phản đối. Phong trào cộng hòa quy mô nhỏ. Và nền chính trị hiện tại vẫn đang ổn định".
Trong trường hợp chế độ quân chủ bị bãi bỏ, dưới đây là những gì sẽ xảy đến với gia đình hoàng tộc.
Nữ hoàng Anh sẽ rời khỏi Điện Buckingham
Điện Buckingham đã được sử dụng làm nơi ở và làm việc của người đứng đầu Hoàng gia Anh từ năm 1837 tới nay. Cung điện gồm 775 phòng (nhiều phòng trong số này được sử dụng cho mục đích cá nhân). Điện Buckingham là nơi Nữ hoàng Elizabeth thường xuyên tổ chức các bữa tiệc và cuộc họp với với các nhà lãnh đạo thế giới cũng như các quan chức chính phủ Anh.
Cung điện Buckingham là một phần của tài sản hoàng gia Crown Estate và thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng Elizabeth. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nếu bà không còn là Nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Hoàng gia Anh nữa.
Cung điện Buckingham. Ảnh: Getty
Theo quy định của Crown Estate: "Nữ hoàng Anh sở hữu cung điện Buckingham vì là người đứng đầu hoàng gia Anh. Đặc quyền này sẽ được duy trì khi bà và những người kế nhiệm tiếp tục giữ được ngai vàng".
Theo đó, nếu chế độ quân chủ bị bãi bỏ, bà Elizabeth sẽ không còn là nữ hoàng và sẽ buộc phải từ bỏ những tài sản thuộc sở hữu của hoàng gia. Ngoài cung điện Buckingham, những dinh thự khác thuộc sở hữu Crown Estate như Lâu đài Windsor (nơi ở trong lễ Phục sinh của bà), và Cung điện Holyroodhouse (dinh thự ở Edinburgh của bà) cũng sẽ bị thu hồi.
Tuy nhiên, bà Keonig cho biết Nữ hoàng Elizabeth vần là chủ sở hữu Lâu đài Balmoral ở Cao nguyên Scotland và Bất động sản Sandringham ở Norfolk. Do đó, nếu như một ngày bà không còn làm nữ hoàng, bà có thể đến 1 trong 2 nơi này để nghỉ.
Vợ chồng Hoàng tử William sẽ theo đuổi con đường riêng
Nữ hoàng Elizabeth và Thái tử Charles vốn đã cao tuổi. Nếu chế độ quân chủ bị bãi bỏ, nhiều khả năng họ sẽ rời xa dư luận và nghỉ ngơi tại nhà riêng. Trong khi đó, vợ chồng Hoàng tử William và những thành viên trẻ tuổi hơn sẽ đi theo con đường của vợ chồng Hoàng tử Harry đó là gây dựng sự nghiệp và nền tài chính độc lập.
Gia đình Hoàng tử William và Công nương Kate. Ảnh: MyLondon
Hiện nay, Hoàng tử Harry và Công nương Meghan đã chuyển tới Mỹ và theo đuổi sự nghiệp riêng. Trong đó, 2 vợ chồng anh đã ký hợp đồng sản xuất phim tài liệu dài hạn với nền tảng phát sóng trực tuyến Netflix. Nhiều nhà phân tích nhận định điều này sẽ giúp vợ chồng Công tước xứ Sussex tự lập và tự chủ hơn với cuộc sống của mình.
Hoàng tử William cũng có những nền tảng giống với em trai là Hoàng tử Harry. Vợ chồng ảnh điều hành một tổ chức từ thiện mang tên The Royal Foundation. Bên cạnh đó, họ cũng từng nhiều lần xuất hiện và phát biểu trước công chúng. Tuy nhiên, con đường mà vợ chồng Hoàng tử William theo đuổi nếu rời hoàng gia có giống với gia đình em trai anh không hiện vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải.