Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ cho rằng: Trách nhiệm của họ là làm việc và kiếm tiền để con cái có thể đi học đàng hoàng, tử tế, không thua kém bạn bè về mặt vật chất. Cũng vì vậy mà họ mải mê với cuộc sống ngoài xã hội mà quên mất việc dành thời gian cho con rất quan trọng, Không ít người còn giao phó hết chuyện nuôi dạy con cho ông bà, hoặc giáo viên để mình được "nhẹ gánh" hơn.
Thực tế, trong thời thơ ấu của mỗi người, việc có cha mẹ kề bên trên từng chặng đường trưởng thành là vô cùng quan trọng. Không một ai có thể thay thế được vai trò của cha mẹ. Nếu cha mẹ không dành thời gian cho con thì có thể dẫn đến nhiều câu chuyện đau lòng.
Thời gian trước, một vụ việc xảy ra ở Trung Quốc đã khiến nhiều người phải suy nghĩ về tầm quan trọng của giáo dục gia đình. Theo đó, một cậu bé 12 tuổi đã lén lấy số điện thoại của mẹ để đăng ký tài khoản mua sắm, không chỉ vậy em này còn liên kết với tài khoản ngân hàng của mẹ.
Trong một lần đi rút tiền, người mẹ tá hỏa phát hiện tài khoản tiết kiệm chỉ còn 7.000 NDT (hơn 22 triệu đồng), 150.000 NDT (hơn 490 triệu đồng) đã "bốc hơi". Ngay lập tức, người mẹ đã báo cảnh sát. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện, toàn bộ số tiền là do cậu con trai lén rút để mua một đống trò chơi điện tử.
Số đồ chơi mà cậu bé lén bố mẹ mua về.
Người mẹ quanh năm đi làm xa, ít có thời gian để ý, quan tâm con. Trong những ngày không có mẹ kề bên, cộng thêm bố cũng không dành nhiều thời gian quan tâm khiến cậu bé dần mê mẩn trò chơi điện tử và ngày càng lún sâu. Số đồ chơi điện tử sau khi mua về, em đều lén giấu trong phòng. Khi sự việc vỡ lở, bố mẹ em kiểm tra đống đồ chơi điện tử thì thấy các món đồ đều đã bị hư hỏng ít nhiều nên không thể nào trả lại hàng.
Đối với những người lao động bình thường như gia đình cậu bé này, số tiền 150.000 NDT là rất lớn, là khoản tiền tiết kiệm cả đời. Nhưng một đứa trẻ 12 tuổi thì chưa có khái niệm nhiều về tiền bạc. Cậu bé hoàn toàn không biết số tiền đó có ý nghĩa lớn thế nào với gia đình mình.
Vụ việc sau đó khiến các bậc phụ huynh ở Trung Quốc phải bàn tán sôi nổi. Một cư dân mạng thậm chí để lại bình luận: "Nếu không có tiền bạc và thời gian thì đừng vội sinh con".
Nói về vụ việc, trang tin Sohu nhận định: Chúng ta phải học cách nhìn vào bản chất thông qua hiện tượng. Câu chuyện này này cũng có thể phản ánh sự thiếu giáo dục của gia đình, càng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình.
Thay vì phàn nàn về đứa trẻ, tốt hơn là cha mẹ nên nhìn lại bản thân mình. Nếu bạn có thể dành nhiều thời gian và tâm sức hơn cho đứa trẻ, vụ việc đáng tiếc sẽ không xảy ra.
Mất tiền, xót thật nhưng tiền có thể làm lại được. Con cái đi chệch hướng thì hối hận cũng đã muộn. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể rút kinh nghiệm.