Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại

Tuấn Lê |

Có lẽ khi nói đến vùng đất này, chúng ta cũng đã ít nhiều nhìn thấy một số hình ảnh chụp lại sự hoang tàn nơi đây. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Vladimir Migutin đã có một cách tiếp cận hình ảnh hoàn toàn khác khi đưa đến cho người xem những bức ảnh chụp bằng hồng ngoại chứ không phải bằng loại ánh sáng thông thường.

Vào ngày 26/4/1986, các kỹ sư tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã tiến hành một thử nghiệm và vô tình khiến năng lượng tăng đột ngột ở mức cao ở lò phản ứng số 4.

Sự việc này đã gây ra hàng loạt các vụ nổ và làm tan chảy lõi phản ứng hạt nhân, từ đó dẫn đến phát tán một lượng lớn các chất đồng vị phóng xạ vào khí quyển.

Sau sự cố này, dù hơn 30 năm sau nhưng thành phố Pripyat (nơi đặt nhà máy Chernobyl) còn chịu rất nhiều thiệt hại nặng nề và vẫn còn được gọi là "thành phố ma" bởi gần như không ai có thể sinh sống được tại nơi này do mọi nguồn thức ăn đều bị ô nhiễm.

Nhiếp ảnh gia này cho biết, anh đã dùng máy ảnh toàn quang phổ (full spectrum camera) kèm theo đó là kính lọc hồng ngoại 590nm của Kolari Vision để chụp lại toàn bộ quang cảnh nơi đây trong 2 ngày.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 1.

Một lò phản ứng hạt nhân bỏ hoang tại Chernobyl.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 2.

Một chú cáo khá thân thiện, nó đã tiến đến nhóm người của Vladimir để xin thức ăn.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 3.

Xe điện đụng trong công viên giải trí ở thành phố Pripyat.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 4.

Đoạn đường mòn với những cây cột cắm bảng tên những ngôi làng bị di tản sau sự cố thảm khốc.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 5.

Một chiếc xe bus nằm ở bãi phế liệu.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 6.

Đầu máy cẩu này từng được dùng để dọn dẹp phần mái của lò phản ứng bị hỏng sau sự cố Chernobyl.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 7.

Một hồ ở khu vực Chernobyl. Mọi khung cảnh nơi đây đều có màu sắc dị thường qua góc nhìn của camera hồng ngoại.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 8.

Đu quay biểu tượng cao 26 m tại công viên giải trí Pripyat.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 9.

Chiếc piano mục nát trong một thính phòng tại thị trấn bỏ hoang của Pripyat.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 10.

Đây là hệ thống radar mang tên Duga, phục vụ cho mục đích cảnh báo tên lửa trong thời kỳ Xô Viết. Ảnh được chụp từ góc dưới lên.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 11.

Một cánh đồng bị bỏ hoang tại vùng cấm Chernobyl.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 12.

Thực vật và động vật vẫn có thể tồn tại ở đây, tuy nhiên mức độ nhiễm xạ vẫn còn rất cao.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 13.

Nhà thể thao ở Vùng Cấm Chernobyl.

Ghé thăm Vùng Đất Cấm Chernobyl qua góc nhìn của máy ảnh hồng ngoại - Ảnh 14.

Hồ bơi Azure ở Pripyat.

Tham khảo Patapixel

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại