Ảnh minh họa - AFP
Một bài đăng trên tạp chí Scientific Reports mới đây chỉ ra rằng các tế bào thần kinh đệm - không phải tế bào thần kinh hoạt động trong hệ thần kinh trung ương - sẽ hoạt động mạnh mẽ trong khoảng 12 giờ sau khi một người qua đời.
Các tế bào não này không chỉ hoạt động mạnh mẽ hơn mà còn mở rộng kích thước và phát triển các phần phụ giống như cánh tay. Tất cả các gen này đều liên quan đến các tế bào thần kinh đệm bị viêm, thường bắt đầu hoạt động sau não bị tổn thương do thiếu ôxy hoặc đột quỵ. Đặc điểm đặc biệt này đã khiến họ gọi các tế bào thần kinh đệm là “gen thây ma”.
Tác giả Jeffrey Loeb, Trưởng khoa thần kinh và phục hồi chức năng tại Đại học Illinois, nhấn mạnh rằng phát hiện của nhóm nghiên cứu có thể khiến nhiều người bất ngờ, kể cả các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực.
Ông nói: "Hầu hết các nghiên cứu đều giả định rằng mọi hoạt động của bộ não sẽ ngừng lại khi tim ngừng đập, nhưng điều này không phải như vậy. Phát hiện của chúng tôi sẽ hữu ích trong giải thích nghiên cứu về mô não người".
Cho đến nay, các nhà khoa học sử dụng mô não người để nghiên cứu các phương pháp điều trị mới cho những chứng rối loạn thần kinh như bệnh tự kỷ và bệnh Alzheimer đều chưa tính toán đến hoạt động của tế bào sau khi chết.
Tuy vậy, “gen thây ma” không thể sống mãi. Nhóm nghiên cứu của Loeb nhận thấy sau khoảng 24 giờ, các tế bào thần kinh đệm ngừng hẳn hoạt, không hề khác biệt so với các mô não đang phân hủy khác.
Một nghiên cứu năm 2016 trước đó của Đại học Washington (Mỹ) từng phát hiện kết quả tương tự ở động vật, cho thấy hơn 1.000 gen vẫn hoạt động sau khi chúng chết đi, trong đó có những gen sống được gần 24 giờ.