Loạt vũ khí Nga sẵn sàng đáp trả nếu NATO tấn công biên giới phía tây: Đừng động tới "Gấu" thêm lần nữa!

QS |

Lịch sử khó có thể lặp lại. Khả năng răn đe của loạt vũ khí hiện đại có thể giúp Nga không phải đối mặt với cuộc tấn công từ phương Tây thêm lần nào nữa.

Truyền thông Nga cho biết, quân đoàn xe tăng cận vệ của Quân khu miền Tây đã được tăng cường để bảo vệ vùng biên giới chiến lược phía tây của Nga.

Tháng trước, hãng thông tấn TASS dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, hướng chiến lược phía tây vẫn nằm dưới mối đe dọa cao nhất đối với an ninh quân sự Nga. Bên cạnh đó, theo kế hoạch hành động giai đoạn 2019-2025, Nga sẽ tiến hành một chuỗi các biện pháp phức tạp để vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm năng.

Lữ đoàn cơ giới tăng cường sẽ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các loại xe chuyên dụng, chẳng hạn như xe tăng T-90A, xe bọc thép BTR-82A, xe chiến đấu BMP-3, các hệ thống phòng không 9A34 Strela-10 và 2S6M Tunguska.

Ngoài ra, lữ đoàn này sẽ được triển khai tại khu hành chính Novomoskovsky của Moscow.

Đầu tháng này, đại diện Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga Sergei Rudskoi cho biết, Bộ Quốc phòng Nga thường xuyên ghi nhận hoạt động quân sự ở mức cao của Mỹ và các nước đồng minh NATO gần biên giới Nga. Ông Rudskoi cho biết thêm rằng, liên minh này đang đẩy mạnh các cuộc tập trận mang "tính chất chống Nga rõ rệt".

Mặc dù ý tưởng về việc NATO tấn công Nga có vẻ xa vời với hầu hết người Mỹ nhưng theo nhà phân tích Peter Suciu trên tạp chí National Interest, người Nga có lý do để phải lo sợ cuộc tấn công từ phương Tây. Trong vài thế kỷ qua, Nga đã nhiều lần bị xâm chiếm bởi các cường quốc Ba Lan, Thụy Điển, Pháp và Đức.

Mỹ cũng tham gia vào chiến dịch có thể được xem là một dạng "xâm lược" khi điều binh tới Nga trong cuộc nội chiến của nước này năm 1918. Chiến dịch này mang tên Archangel, nhằm mục đích ngăn chặn bước tiến của quân Đức và giúp mở lại Mặt trận phía Đông sau khi Nga chấp nhận Hiệp ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, thay vì chiến đấu với người Đức, lính Mỹ phải chiến đấu với lực lượng Bolshevik.

Chỉ hai thập kỷ sau, Đức Quốc xã đã xâm chiếm Liên Xô, bao vây Leningrad và tiến đến tận cửa ngõ Moscow trước khi mùa đông bắt đầu và ngăn chặn bước tiến của họ.

Các thành phố khác của Nga cũng bị chiếm đóng, tới khi chiến tranh kết thúc, nhiều địa điểm đã bị san bằng, trong đó có Stalingrad, nơi đã diễn ra các trận chiến ác liệt và trở thành bước ngoặt đối với quân Đức.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, Nga được cho là đã suy yếu đi nhiều, trong khi nhiều quốc gia cùng thời như Ba Lan, Hungary, Romania, Cộng hòa Cezch và Slovakia giờ đã là thành viên của NATO.

Do đó, theo ông Suciu, không có gì đáng ngạc nhiên khi "Gấu" Nga giờ đây sẽ phải mài móng vuốt – bằng cách nâng cấp hạm đội hải quân, tiến hành thường xuyên các cuộc tập trận quân sự và phát triển các loại khí tài mới như xe tăng T-14 Armata, và tên lửa siêu vượt âm.

Vị chuyên gia cho rằng, thay vì vai trò tấn công, những loại khí tài này sẽ đóng vai trò răn đe nhiều hơn, nhằm đảm bảo Nga không phải đối mặt với cuộc xâm lược khác từ phương Tây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại