Gấu Bắc cực bơi lội siêu phàm, sao chúng lại có nguy cơ tuyệt chủng?

CHÂU ANH |

Một nghiên cứu mới đây đã chứng tỏ khả năng bơi lội siêu phàm của Gấu Bắc cực. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng của loài này.

Dựa vào thiết bị điện tử gắn trên mình một gấu trắng Bắc cực, các nhà khoa học thấy rằng nó gấu bắc cực bơi ít nhất 74 km mỗi ngày. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy gấu có thể bơi qua khoảng cách xa như vậy. Mỗi năm, gấu thường bơi 1000 km để kiếm mồi như hải cẩu và có thể bơi từ đảo này đến đảo khác, hoặc băng qua các vịnh rộng lớn.

Các nhà khoa học thuộc cơ quan Geological Survey (Mỹ) đã gắn một thiết bị theo dõi GPS vào cổ gấu Bắc cực để theo dõi các hoạt động của chúng.  Cụ thể, 1/3 trong tổng số 52 con gấu Bắc cực được theo dõi có thể bơi liên tục hơn 48 km. Một con gấu có thể bơi 354 km liên tục không nghỉ, trong khi, một con gấu Bắc cực mẹ  đã lập kỷ lục khi bơi liên tục 675 km trong suốt 10 ngày liền.

“Gấu Bắc cực có thể bơi liên lục trong thời gian dài đồng nghĩa chúng có nhiều cơ hội sống sót hơn. Tuy nhiên, việc phải bơi một khoảng cách dài cần rất nhiều năng lượng. Vì thế,một con gấu Bắc cực giảm trung bình 20% trọng lượng cơ thể sau 1 tháng bơi trên biển”, cơ quan USGS cho biết trên Daily Mail.

Các nhà khoa học cũng thống kê được rằng thời gian trung bình gấu Bắc cực hoạt động dưới nước gấp 2,3 lần so với trên các tảng băng.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân khiến gấu Bắc cực phải bơi ngày càng xa để tìm kiếm thức ăn là hiện tượng biến đổi khí hậu khiến băng ở Bắc cực tan ngày càng nhanh. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa các tảng băng trôi ngày càng xa.

Theo trung tâm dữ liệu về băng tuyết quốc gia của trường đại học Colorado ở Boulder, băng đang tan chảy nghiêm trọng với tốc độ hơn 59.570m2 một năm

Gấu bắc cực thường xuyên phải di chuyển giữa các tảng băng trôi để săn hải cẩu làm thức ăn. Vì thế, việc phải di chuyển với một khoảng cách dài sẽ khiến gấu Bắc cực tiêu tốn nhiều năng lượng. Điều này khiến gấu sinh sản thưa hơn, ảnh hưởng tới những thế hệ tiếp theo. Hơn nữa, khi các tảng băng ở vùng cực tan ra, chúng sẽ có ít thời gian để vỗ béo vào mùa hè, và đó chính là lý do làm cho gấu con bị chết

Gấu Bắc cực bơi lội siêu phàm, sao chúng lại có nguy cơ tuyệt chủng? - Ảnh 1.

Hiện tại, gấu Bắc cực đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào danh Sách Đỏ. Đây là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do môi trường sống của chúng ngày càng bị tàn phá do biến đổi khí hậu. Loài gấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên ở vùng Bắc cực.

Top các loài gấu khổng lồ nhất thế giới

Gấu trắng Bắc Cực. Là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương và là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Chúng có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc và Tây Tắc Alaska (Mỹ), Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Nga. Con đực trưởng thành nặng từ 400-800kg, con cái nặng từ 200-300kg. Loài gấu này thường thích săn hải cẩu và một số loài cá. Gấu

Gấu nâu Kamchatka (gấu nâu Viễn Đông). Có nguồn gốc ở một số vùng đất ở tại Nga như huyện Anadyrsky, bán đảo Kamchatka, đảo Karaginskiy… Gấu đực trưởng thành thường dài từ 2,4-3m, nặng 650kg. Con cái nhỏ hơn con đực. Chúng thích ăn các động vật có vú, cá, hạt cây…

Kodiak (gấu xám Alaska). Loài gấu này sinh sống chủ yếu tại các đảo thuộc quần đảo Kodiak ở Tây Nam Alaska (Mỹ). Con đực trưởng thành nặng trung bình 480-680kg. Con cái thường nhỏ hơn khoảng 20% và cân nhẹ hơn khoảng 30% so với con đực. Gấu xám Alaska thường ăn cá hồi, các loại quả mọng…

Gấu nâu Ussuri. Phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Gấu đực trưởng thành có cân nặng dao động từ 400-550kg, con cái thường nhỏ hơn con đực. Gấu nâu Ussuri thường ăn động vật có vú nhỏ, cá, chim và một số loại côn trùng.

Gấu xám Bắc Mỹ (gấu xám, gấu đầu bạc). Chúng thường sống ở vùng núi cao ở miền Tây Bắc Mỹ. Gấu xám đực có trọng lượng từ 300-500 kg, trong khi đó gấu cái có trọng lượng nhỏ hơn, từ 130-400 kg. Khi trưởng thành gấu có chiều dài từ 1,9-3m. Thức ăn của gấu này khá đa dạng từ cỏ, hoa màu, chồi non, quả mọng cho đến cá hồi, chồn, chim, thỏ rừng sóc…

Gấu nâu Á-Âu (gấu nâu thông thường). Phân bố khắp châu Á và châu Âu. Con đực phát triển đầy đủ nặng trung bình từ 265-355kg, gấu cái có cân nặng trong khoảng giữa 150-250kg. Loài gấu này thường ăn thịt.

Gấu đen Bắc Mỹ. Là loài gấu có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Con đực trưởng thành thường nặng khoảng 57-250kg, con cái nặng từ 41-170kg. Loài gấu này thường ăn chồi cây, củ, rễ, động vật thối rữa.

Gấu mặt ngắn Andes (gấu Andes). Chúng sinh sống ở một số vùng Nam Mỹ như Venezuela, Ecuador, Peru, Tây Bolivia và Panama. Con đực có thể nặng tới 130kg và con cái là 60kg. Thức ăn ưa thích của gấu Andes là rễ cây, lá, chồi non, quả mọng, côn trùng, động vật gặm nhấm và xác chết thối…

Gấu ngựa (gấu đen châu Á). Nó phân bố rộng rãi từ Đông sang Tây Á. Gấu ngựa dài khoảng 1,3-1,9m. Con đực cân nặng khoảng 110-150kg và con cái là khoảng 65-90kg. Gấu ngựa là loài ăn tạp, chúng ăn các loại thức ăn như hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, quả hạch, động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật).

Gấu lợn (gấu lười). Loài gấu ăn đêm với lông rậm, sinh sống ở những cánh rừng đất thấp của Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Gấu đực trưởng thành có chiều dài từ 1,5-1,9m, cao 1,8m, nặng 80-140kg. Con cái nặng khoảng 55-95 kg, cao khoảng 0,6-0,9m. Chúng chủ yếu ăn kiến và mối. Khi cần thiết chúng có thể ăn mật ong, hoa quả, ngũ cốc và thịt.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại