Tuy nhiên, gần đây cô nhận ra rằng mình làm điều này vì các vấn đề sức khỏe tinh thần của bản thân, vì vậy, giờ đây mỗi khi gọi điện xin nghỉ, cô lại nói rằng mình cần "một ngày cho sức khỏe tinh thần".
"Đó là những gì tôi cần - một ngày nghỉ để ngủ, nghỉ ngơi và ‘khởi động’ lại. Hiện nay, tôi có năng suất gấp đôi so với trước đây nếu được có một ngày cho sức khỏe tinh thần thay vì cứ làm việc suốt.
Điều đó có xu hướng dẫn đến tình trạng hết năng lượng và kiệt sức cho tôi".
Gần một nửa người Anh nói rằng họ từng giả vờ ốm để khỏi đi làm - nhưng lý do để làm thế thường phức tạp hơn so với trước đây.
Theo Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe quốc gia Anh, năm ngoái, 15,4 triệu người đã bị mất đi do căng thẳng liên quan đến công việc.
Điều này thường là do mọi người bị quá tải với công việc, nhưng cũng là do mối quan hệ xấu với quản lý trực tiếp của họ.
Một người đàn ông giấu tên nói với BBC rằng ông giả ốm vì bị buộc phải làm việc vào những giờ "nghiệt ngã".
Là kỹ thuật viên dịch vụ dầu khí, ông phải ở trong tâm thế sẽ bị gọi bất cứ khi nào. Ông thường ở ngoài khơi ít nhất 20 ngày mỗi tháng và công ty của ông không quan tâm đến công nhân hoặc gia đình của họ.
"Họ thậm chí còn yêu cầu chúng tôi hủy bỏ ngày lễ hoặc rút ngắn chúng để lo cho công việc và chúng tôi luôn làm việc trong dịp Giáng sinh.
Tôi nhớ những đứa con đang lớn của mình, nhớ những ngày sinh nhật và những dịp đặc biệt - vì vậy, tôi cảm thấy hợp lý khi thỉnh thoảng lại giả ốm", ông nói.
Trung bình, mỗi công nhân nghỉ ốm khoảng 4 ngày mỗi năm, theo Văn phòng thống kê quốc gia, dù họ không theo dõi số ngày giả ốm.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu riêng biệt từ Viện nhân sự và phát triển (CIPD), trong năm nay con số này thực sự đã giảm, đạt mức thấp nhất hai thập niên qua.
Họ cho rằng đó là do sự gia tăng của các hoạt động "không lành mạnh" như phải có mặt để báo cáo công việc, theo đó nhân viên cần phải xuất hiện ngay cả khi họ không muốn thế.
"Các tổ chức - đặc biệt là trong khu vực công - cũng đã có một thái độ cứng rắn hơn đối với sự vắng mặt trong thập niên qua. Tuy vậy, họ cũng đang làm nhiều hơn để hỗ trợ những người cảm thấy không khỏe", Rachel Suff, cố vấn chính sách cao cấp của CIPD nói.
Thường thì vấn đề là mọi người không cảm thấy có thể nói chuyện với chủ doanh nghiệp của họ về các vấn đề vẫn còn bị xem là "cấm kỵ" như stress (căng thẳng), dù thực tế là không có sự khác biệt về mặt pháp lý giữa việc sử dụng một ngày ốm cho sức khỏe tinh thần và một ngày nghỉ cho một vấn đề thể chất như bị đau lưng.
"Trầm cảm, lo âu và các điều kiện khác có thể nhốt bạn trong nhà và khiến bạn cảm thấy không thể đối mặt với công việc, nhưng nói với sếp là bạn cảm thấy không ổn, đặc biệt là nếu bạn nghĩ rằng sếp/công ty của bạn sẽ không thông cảm thì dễ hơn nhiều", độc giả Evie nói với BBC.
Hayley Lewis, một nhà tâm lý học về nghề nghiệp, nói với BBC rằng các nhà quản lý cần tập trung vào những gì gây ra căng thẳng và không vui ngay từ đầu.
"Nó thường liên quan nhiều hơn đến mối quan hệ của bạn với người quản lý trực tiếp. Và nếu bạn không hòa thuận với họ và không thể giải quyết vấn đề đó, thì giả vờ ốm đôi khi lại dễ dàng hơn.
"Ngoài ra, trong các lĩnh vực mà công việc bị cắt giảm, mọi người đang phải đối mặt với sự căng thẳng ngày càng nhiều trong vai trò của họ.
Khi mọi người không cảm thấy an toàn trong công việc và có khối lượng công việc cao hơn, họ cảm thấy dễ bị tổn thương".
"Mọi người muốn được thấy là mạnh mẽ, vì vậy đôi khi điều dễ nhất để làm là giả ốm khi mọi chuyện quá khó để xử lý".
Tất nhiên, nhiều người nghỉ ốm vì có vấn đề thể chất chứ không phải tinh thần. Tuy nhiên, trong những công việc mà các đội nhóm đang bị căng thẳng, thì một số nhân viên cảm thấy khó để biện minh cho việc đó.
Chris, một cựu giáo viên, nói với BBC rằng do sự thiếu hụt nhân viên trong công việc trước đây của ông, nên "nếu bạn bị ốm thì điều đó còn tồi tệ hơn với các nhân viên còn lại, và có rất nhiều sự tức giận khi bạn trở lại làm việc vì đã làm cho các đồng nghiệp thất vọng".
Hầu hết các tổ chức đều có hệ thống để quản lý sự vắng mặt, CIPD nói. Điều này có thể bao gồm một "hệ thống kích hoạt", trong đó các nhà quản lý được cảnh báo khi ai đó vượt quá một số ngày ốm nhất định.
Gây tranh cãi hơn, một số nhà tuyển dụng kết hợp điều này với việc phỏng vấn sau khi mọi người trở lại làm việc - dù chỉ nghỉ một ngày.
'Mọi người cần hỗ trợ'
Bà Suff, cố vấn của CIPD, nói rằng những người chủ tốt thể hiện sự linh động, và sẽ cho nhân viên những ngày nghỉ khi người thân hoặc bạn bè qua đời và tiếp cận với tư vấn khi họ đang phải vật lộn với căng thẳng hoặc các vấn đề khác.
Bà nói rằng những mô hình làm việc với giờ giấc linh động - cùng với các tùy chọn bán thời gian cho những người có thể cần chúng - cũng là cách để giữ cho nhân viên của bạn hạnh phúc và kiểm soát được sự vắng mặt.
"Mọi người nên được hỗ trợ khi họ thực sự bị bệnh, nhưng cũng khuyến khích báo cáo thật về sự vắng mặt. Mọi người thường sẽ chỉ nghỉ ốm ‘giả vờ’ khi họ cảm thấy không thể chia sẻ lý do".