Vào đầu tháng 1/2018, Hà Nội đã trồng hàng trăm cây phong lá đỏ trên dải phân cách một số tuyến phố như Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội)... với kỳ vọng đây sẽ là con đường lãng mạn bậc nhất Thủ đô với vẻ đẹp sánh ngang với các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV sau 3 năm trồng, hàng phong lá đỏ không còn được nguyên vẹn, nhiều cây nhìn không khác "bó củi khô", trơ trụi lá, không có sức sống, nhiều cây còn có vết nứt toác trên thân, có dấu hiệu héo mòn, nhiều vị trí cây phong đá được chuyển đi để lại khoảng trống trên dải phân cách, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của người dân.
"Em nghĩ do thời tiết ở Hà Nội không phù hợp nên cây không thể ra lá đẹp như mong muốn, nhiều năm nay nhìn hàng cây chỉ được thế này, có cây ra lá xanh xong cũng không chuyển màu đỏ", bạn Linh, sinh viên trường ĐH Lao động-Xã hội chia sẻ.
Trái ngược với kỳ vọng con đường lãng mạn bậc nhất Thủ đô, sau gần 3 năm chăm sóc, hàng phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh lại trơ trọi, thiếu sức sống.
Đầu đông là thời điểm hàng cây phong sẽ bắt đầu ra lá tuy nhiên thời điểm hiện tại nhiều cây nhìn không khác gì "bó củi khô".
Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do khí hậu Việt Nam khá khác so với những nước từng trồng loại cây này thành công.
Lá khô, héo úa quanh năm trái ngược với kỳ vọng đẹp như ở các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Nhiều cây trên thân có dấu hiệu nứt toác, khô khốc.
Thân cây sần sùi, thiếu sức sống.
Cành cây gãy để lại rõ dấu vết trên thân.
Vết nứt lớn trên thân cây phong lá đỏ.
Nhiều vị trí "mất bóng" cây phong lá đỏ.
Sau gần 3 năm trồng, hàng cây không còn được nguyên vẹn, trái ngược với kỳ vọng phát triển của loài này ở Hà Nội.
Nhiều cây co cụm như "bó củi khô".
Hàng phong lá đỏ trơ trụi trái ngược với kỳ vọng của người dân Thủ đô.