Trang Toutiao của Trung Quốc mới đây vừa chia sẻ câu chuyện chi tiêu của một cô gái làm nhân viên của công ty bán hàng.
Cô gái trẻ tên Yanling và đang làm công việc xử lý các tài liệu của công ty hàng ngày, mỗi tháng nhận mức lương 3 ngàn nhân dân tệ (tương đương khoảng 10,7 triệu đồng).
Dù thu nhập hàng tháng không hề thấp nhưng Yanling luôn đau đầu trong việc tính toán chi tiêu và tháng nào cũng không hiểu vì sao cứ chưa đến ngày 30 là trong ví của cô lại không còn đồng bạc nào.
Chân dung Yanling, cô gái 23 tuổi luôn tìm đủ mọi cách để tiết kiệm tiền hàng tháng nhưng đều thất bại.
Điều đầu tiên, Yanling khẳng định rằng cô không hề tiêu xài hoang phí kiểu “ném tiền qua cửa sổ”.
Dù còn trẻ nhưng Yanling không ham check-in ở các nhà hàng đắt đỏ, cũng không dám mua đồ hiệu… nhưng dường như mức sống, giá cả, phí sinh hoạt tăng cao càng ngày càng khiến những đồng lương của cô trở nên quá ít ỏi.
Dưới đây là cách tiêu mà Yanling chia sẻ trên mạng xã hội để cho thấy sự đắt đỏ đang bủa vây cô kinh khủng đến thế nào.
Yanling kể rằng cô không bao giờ dám ăn một món bình dân như bánh gạo kèm với trứng bởi đơn giản bản thân cô thấy mình không đủ khả năng. Hàng ngày, Yanling cũng chọn cách ghé vào những quán trên đường phố để ăn cho qua bữa, bản thân cô dường như không bao giờ biết đến những bữa ăn sang trọng trong những nhà hàng đắt đỏ, đẳng cấp.
Cô gái trẻ cố gắng coi việc ăn uống chỉ là “chuyện nhỏ”. Những bữa ăn đơn giản nhưng đủ chất dinh dưỡng và giá “bèo” luôn được Yanling ưu tiên lựa chọn.
Khi đi siêu thị, Yanling cũng chỉ chọn những món đồ thực sự cần thiết, đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày. Khi chọn một món đồ, điều đầu tiên Yanling nhìn chính là bảng giá của nó và nếu có gặp hàng giảm giá thì… ơn giời!
Giống như nhiều cô gái trẻ khác, Yanling cũng yêu thích một vài ca sĩ, diễn viên… nhưng cô chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ đến xem một buổi biểu diễn của họ tại Quảng Châu hay Thâm Quyến. Lý do để Yanling quyết định như vậy vì cô thấy việc chi nhiều tiền để mua một tấm vé thật lãng phí và vô bổ.
Không sợ bị chê là “nhà quê”, Yanling chấp nhận mua quần áo tại những khu “chợ trời” hoặc những quầy hàng bán trên vỉa hè. Theo cô gái trẻ, đồ ở đây không hẳn là tất cả đều xấu, chỉ cần có mắt thẩm mỹ, khéo lựa chọn và kết hợp… cô hoàn toàn có thể tìm được những bộ quần áo vừa đẹp, vừa rẻ.
Yanling cũng không chạy theo công nghệ. Cô trung thành với chiếc điện thoại cũ của mình và thầm nghĩ việc bỏ cả núi tiền để mua những thiết bị “sang chảnh” nhưng cũng chỉ dùng để nhắn tin, gọi điện… thật quá lãng phí.
Dù hoàn toàn có thể gọi taxi đến tận cửa để đưa đón nhưng Yanling hàng ngày đến công ty vẫn chọn cách đi xe buýt, tàu điện hoặc đi bộ để tiết kiệm chi phí.
Ngay cả đến tuýp thuốc đánh răng, Yanling cũng cố gắng sử dụng đến khi nó hết sạch, không thể nặn ra được chút kem nào nữa như thế này…
Những bữa ăn của Yanling cũng không có phần ăn tráng miệng. Là một cô gái thích đồ ngọt nhưng Yanling đã bỏ được thói quen ăn vặt từ lâu, chỉ khi không còn kiềm chế được bản, Yanling mới tự “chiều” mình bằng một bịch sirô đường mua ở quán hàng rong.
Khi rảnh rỗi, Yanling cũng cố gắng tìm kiếm công việc làm thêm thay vì dành nó cho những chuyến du lịch. Lên mạng theo dõi và thấy những người bạn của mình có một cuộc sống thoải mái, thường xuyên đi “du hí” nhiều nơi, đôi lúc Yanling cám cảnh, buồn bã nhưng rồi cô lại để công việc cuốn mình đi… hướng tới mục tiêu duy nhất là kiếm tiền.
Dù đã rất chắp bóp, tìm đủ mọi cách để tiết kiệm nhưng đến cuối tháng số tiền lương 3 ngàn tệ của Yanling cũng vừa hết. Cần kiệm đến mức tối đa nhưng cô gái trẻ với đồng lương như vậy cũng chỉ đủ có được một mức sống trung bình.
Đây là một câu chuyện có thật và đến nay Yanling hay nhiều bạn trẻ khác sống và làm việc tại Quảng Châu, Trung Quốc vẫn đang cố gắng làm việc chăm chỉ hàng ngày để hướng tới mục tiêu duy nhất là “để ra tiền”.
Môi trường, sự xuống giá của đồng tiền và quan niệm về cuộc sống hiện đại thay đổi dường như đang tạo ra một loạt hệ quả và góp phần làm nên những câu chuyện trớ trêu giống trường hợp của Yanling.
Nguồi: Toutiao