FT: Một mặt hàng được người bí ẩn săn lùng "ác liệt" - Nga rốt ráo chuẩn bị cho đòn giáng từ EU thế nào?

Duy Anh |

Giá tàu chở LNG tăng cao khi Nga chuẩn bị cho những hạn chế thương mại chặt chẽ hơn từ phương Tây.

Những "người mua bí ẩn" tích lũy tàu chở LNG

Tạp chí Financial Times (FT) cho biết, những người mua bí ẩn bị nghi ngờ có liên hệ với Nga đã bắt đầu tích lũy hàng chục tàu có khả năng chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Động thái này được cho là minh chứng cho khả năng Moscow đang mở rộng "hạm đội bóng tối" để chở khí đốt né hạn chế từ phương Tây.

Những người trong ngành vận tải biển cho biết, một nhóm các công ty chưa được biết đến trước đây, phần lớn có đăng ký trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã nhanh chóng mua lại các tàu chở LNG trong năm qua, đẩy giá loại tàu này lên cao, đặc biệt đối với những tàu lâu đời.

Cơn sốt này khiến nhiều người liên tưởng tới cách mà Moscow dùng để vận chuyển dầu, đó là thành lập một hạm đội chở dầu bóng tối để vận chuyển dầu trên toàn cầu nằm tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Và hạm đội này thường sử dụng UAE là trung tâm giao dịch năng lượng.

Mặc dù doanh số bán LNG của Nga ít bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây hơn dầu, Moscow được cho là đã chuẩn bị cho việc phương Tây sẽ tiếp tục thắt chặt các hạn chế.

Theo công ty tư vấn rủi ro cho các chủ tàu và chính phủ có tên Windward, kể từ quý 2 năm 2023, hơn 50 tàu chở LNG đã đổi chủ sở hữu sang các công ty có trụ sở tại UAE. Trước đó, các giao dịch như vậy rất hiếm.

Công ty theo dõi tàu Kpler cho biết, những diễn biến trên thị trường mua bán tàu chở LNG chỉ ra "một mạng lưới hoạt động hàng hải phức tạp có khả năng liên quan đến lợi ích của Nga". Một số tập đoàn có trụ sở tại Dubai có cấu trúc tương tự như những tập đoàn điều hành đội tàu chở dầu bóng tối của Moscow.

Theo Kpler, một số tàu chở LNG mới mua hiện đang di chuyển theo các tuyến đường truyền thống được sử dụng để vận chuyển khí đốt từ Nga.

Kể từ quý 2 năm 2023, hơn 50 tàu chở LNG đã đổi quyền sở hữu sang các công ty có trụ sở tại UAE. Ảnh: Bloomberg

Kể từ quý 2 năm 2023, hơn 50 tàu chở LNG đã đổi quyền sở hữu sang các công ty có trụ sở tại UAE. Ảnh: Bloomberg

Động thái của EU khiến Nga e ngại

LNG ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế của Nga, mang lại cho nước này nguồn thu nhập đáng kể sau khi mất đi nguồn xuất khẩu dầu qua đường ống sang châu Âu. Cả Liên minh châu Âu (EU) và châu Á - những thị trường lớn của LNG Nga, đều không áp dụng lệnh cấm nhập khẩu LNG để tránh làm gián đoạn thị trường khí đốt toàn cầu.

Tuy nhiên phương Tây đã bắt đầu có những động thái khiến Moscow e ngại. Vào tháng 6, EU phê duyệt các hạn chế sẽ cấm dỡ LNG của Nga từ các tàu phá băng lớn sang các tàu nhỏ hơn tại các cảng EU. Động thái này khiến các lựa chọn của Nga trong việc phân phối khí đốt của mình trên toàn cầu bị hạn chế đáng kể.

Dự án LNG lớn của Nga, Arctic LNG 2, cũng đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt, khiến việc vận chuyển hàng hóa ngày các khó khăn.

Nhóm theo dõi tàu cho biết những diễn biến trên thị trường trao đổi tàu chở LNG cho thấy mạng lưới hoạt động hàng hải phức tạp có khả năng liên quan đến lợi ích của Nga. Ảnh: Bloomberg.

Nhóm theo dõi tàu cho biết những diễn biến trên thị trường trao đổi tàu chở LNG cho thấy mạng lưới hoạt động hàng hải phức tạp có khả năng liên quan đến lợi ích của Nga. Ảnh: Bloomberg.

Theo dữ liệu từ công ty môi giới tàu biển SSY, việc mua sắm ồ ạt đã đẩy giá tàu chở LNG có tuổi đời hơn 15 năm lên cao. Một tàu chở LNG được đóng vào năm 2007 được bán với giá khoảng 50 triệu USD vào năm 2022 nhưng năm nay đã có giá 80 triệu USD.

Tình hình này đã khiến những người trong ngành lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng số lượng tàu cũ chở dầu, được các chủ tàu sử dụng để vận chuyển hàng hóa của Nga nhằm tránh trừng phạt của phương Tây. Những con tàu như vậy ít có khả năng được bảo hiểm và dễ gặp tai nạn hoặc gặp sự cố tràn dầu.

Thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế Sergey Vakulenko cho biết, việc Nga muốn xây dựng đội tàu ngầm vận chuyển LNG của Nga là điều không bất ngờ trong bối cảnh áp lực đối với mặt hàng này Nga ngày càng gia tăng. Ông cho biết, với nguy cơ gián đoạn thị trường có thể giảm bớt trong những năm tới khi Mỹ và Qatar sản xuất nhiều LNG hơn, các dự án của Nga có thể sẽ đối mặt với trừng phạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại