FPRI: Cả gan vượt "lằn ranh đỏ" ở Libya, Thổ sẽ hứng chịu đòn trừng phạt của QĐ Ai Cập?

Hoài Giang |

Viện nghiên cứu Chính sách Quốc tế (FPRI) cho rằng có 2 kịch bản can thiệp quân sự của Ai Cập vào Libya.

Mới đây, Viện nghiên cứu Chính sách Quốc tế (FPRI) đăng tải bài viết nhan đề: "Egypt’s Military Limitations: Cairo’s Options To Defend Eastern Libya – Analysis" (tạm dịch: Phân tích về giới hạn hoạt động quân sự của Ai Cập: Các hoạt động phòng thủ miền đông Libya).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khách quan (FPRI là tổ chức phân tích có trụ sở tại Mỹ) và kịch bản xung đột giữa Quân đội Ai Cập và các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya nếu Ankara quyết vượt "lằn ranh đỏ" của Cairo là Sirte và al-Jufra, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Tầm quan trọng của "lằn ranh đỏ" Sirte và al-Jufra ở Libya

Chiến sự Libya mùa hè năm 2020 "đảo chiều" theo hướng có lợi cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) tại Tripoli. Ưu thế quân sự mà Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Hafta sở hữu trong nhiều năm đã sụp đổ chỉ trong vài tuần giao tranh.

Đứng trước nguy cơ GNA và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào miền đông Libya, Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah el-Sisi đã đưa ra một lời cảnh cáo "sắc lạnh" về khả năng Cairo sẽ tiến hành can thiệp nếu "lằn ranh đỏ" là thành phố cảng Sirte và căn cứ quân sự al-Jufra bị công chiếm.

Vậy mức độ quan trọng của Sirte và al-Jufra tới mức Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ (hai quốc gia được Global Fire Power xếp thứ 9 và 11 toàn cầu về chỉ số sức mạnh hỏa lực) sẵn sàng đối đầu?

Ngoài việc là một căn cứ không quân chiến lược, al-Jufra án ngữ một tuyến đường huyết mạch tới miền tây Libya, có ý nghĩa sống còn đối với các hoạt động quân sự của LNA nhằm vào đối thủ GNA.

Mặt khác, thành phố cảng Sirte, nằm giữa tuyến đường nối Tripoli và Benghazi, "thành trì" của LNA của ở phía đông và cũng là "chìa khóa" để mở ra cảnh cửa vào khu vực "Lưỡi liềm dầu" của Libya, nguồn cơn của xung đột quân sự liên tục diễn ra giữa các nhóm vũ trang.

FPRI: Cả gan vượt lằn ranh đỏ ở Libya, Thổ sẽ hứng chịu đòn trừng phạt của QĐ Ai Cập? - Ảnh 1.

Một bản đồ cho thấy "lằn ranh đỏ" và khu vực "lưỡi liềm dầu" phía đông Libya.

Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu can thiệp quân sự vào Libya đầu năm 2020, Ai Cập đã gửi rất nhiều "thông điệp" bất mãn dưới hình thức các cuộc tập trận quy mô lớn và cảnh báo rằng Cairo có thể sẽ can thiệp nếu Ankara tiến vào khu vực ảnh hưởng tới "an ninh quốc gia" của mình.

Cairo cũng là một trong nhiều quốc gia ủng hộ lực lượng LNA của Tướng Khalifa Haftar bằng vũ khí, huấn luyện quân sự và các biện pháp bảo vệ về chính trị khác trong hơn 6 năm, với lý do đảm bảo an ninh biên giới và chống khủng bố ở miền đông Libya.

Tuy nhiên nếu so với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), rõ ràng người Ai Cập đóng vai trò thứ yếu.

Từ đầu chiến dịch Tripoli, Ai Cập tuy không can thiệp trực tiếp nhưng đã gián tiếp hỗ trợ các quốc gia đồng minh của Tướng Haftar bằng cách cho phép họ sử dụng các căn cứ ở phía tây và vận chuyển vũ khí qua biên giới.

Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ đồng minh LNA sụp đổ và Thổ Nhĩ Kỳ,một đối thủ địa chính trị của Ai Cập ở "trước ngưỡng cửa", ảnh hưởng tới lợi ích về năng lực của Cairo ở Địa Trung Hải và đe dọa an ninh biên giới đã dồn ép Ai Cập phải hành đông quyết đoán.

FPRI: Cả gan vượt lằn ranh đỏ ở Libya, Thổ sẽ hứng chịu đòn trừng phạt của QĐ Ai Cập? - Ảnh 2.

Từ trái qua: Tổng thống Ai Cập al-Sisi, Tướng Khalifa Haftar và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Hai kịch bản "đòn trừng phạt" của Ai Cập

Tất nhiên không Quân đội Ai Cập sẽ không đời nào để mình bị bất ngờ và chờ đợi tới khi Thổ Nhĩ Kỳ vượt "lằn ranh đỏ". Việc Cairo đã triển khai lực lượng của họ ở Libya ra sao và giới hạn ở đâu đang làm nổ ra tranh luận về những gì các lực lượng này có thể làm được.

Trong lúc kịch bản triển khai ở miền đông Libya (được gọi là Cyrenaica) cho tới biên giới với Ai Cập có thể tương đối đơn giản, thì việc tham chiến ở miền tây Libya (Tripolitania) cách hơn một nghìn km được đánh giá là sẽ ảnh hưởng lớn tới cho năng lực tác chiến của Cairo.

Nói cách khác, trong kịch bản đầu tiên, các thách thức trong việc tiếp cận và chiến đấu dọc theo "lằn ranh đỏ" Sirte và al-Jufra có thể chỉ ra rằng đe dọa can thiệp quân sự của Cairo nhiều khả năng chỉ mang tính "biểu tượng".

Nguy cơ đối đầu với lực lượng Ai Cập sẽ buộc các bên tham chiến ở Libya phải đàm phán dưới sự giám sát của Cairo, thay vì liều lĩnh đặt cược vào hoạt động quân sự. Ai Cập cũng cho thấy rằng họ sẵn sàng chấp thuận để Sirte và Jufra cho các đồng minh là UAE và có thể là Nga.

Ở kịch bản thứ hai, nếu Cairo quyết định tiến về phía Sirte và al-Jufra, đây sẽ là thách thức lớn về hậu cần cho hoạt động quân sự của Quân đội Ai Cập và lực lượng không quân có tầm bay ngắn của họ.

Rõ ràng 2 nhánh lực lượng vũ trang này có thể sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong bất kỳ phương án tiến hành quân sự nào ở Libya trong tương lai.

FPRI: Cả gan vượt lằn ranh đỏ ở Libya, Thổ sẽ hứng chịu đòn trừng phạt của QĐ Ai Cập? - Ảnh 3.

Lực lượng tăng - thiết giáp Ai Cập sẽ là chủ lực nếu cuộc can thiệp quân sự vào Libya diễn ra?

Các thách thức của QĐ Ai Cập khi tiến hành "viễn chinh"

Thay vì sự hiện diện tương đối "gọn nhẹ" của Ankara (một phần cũng do hạn chế về địa lý) một cuộc can thiệp của Cairo hứa hẹn sẽ bao gồm các lữ đoàn tăng - thiết giáp, tiêm kích chiến thuật và tàu chiến.

Việc triển khai rầm rộ như vậy chắc chắn sẽ là thách thức cho Quân đội Ai Cập.

Tuyến tiếp tế dài từ biên giới tới "lằn ranh đỏ" và các đội hình quân sự hạng nặng đồng nghĩa với việc phải thiết lập các kho dự trữ nhu yếu phẩm, nhiên liệu, đan dược hơn là các chuyến tiếp tế dễ dàng bị máy bay không người lái vũ trang (UCAV) Thổ Nhĩ Kỳ tập kích.

Rõ ràng với những hạn chế nói trên, lực lượng Ai Cập ở Libya sẽ chỉ tiến hành được các đợt tấn công giới hạn, nhưng nếu các kho dự trữ bị cạn kiệt mà đối phương không nhanh chóng đầu hàng thì lực lượng trên mặt đất của Ai Cập có thể gặp rủi ro đáng kể.

Trên thực tế là ngay trong giới hạn biên giới Ai Cập, quân đội nước này đã phải liên tục tiến hành các hoạt động truy quét phiến quân ở Sinai trong hơn 2 tháng nhưng vẫn đảm bảo được nguồn cung và tích lũy tại các kho dự trữ.

Lực lượng mặt đất của Ai Cập cũng có thể phải đối mặt với những thách thức khác nếu lực lượng không quân của nước này không có khả năng chiếm ưu thế trên không và bảo vệ họ trước UAV của đối phương.

Mặc dù các tiêm kích của không quân Ai Cập có khả năng tiếp cận và tham chiến ở Sirte và al-Jufra, nhưng thực tế họ chỉ có thể thực hiện điều này một cách không liên tục và trong thời gian hạn chế do khoảng cách quá lớn từ các căn cứ không quân của họ tới chiến trường.

Một số nhà phân tích cho rằng Cairo có thể sử dụng các căn cứ không quân ở Libya, tuy nhiên các căn cứ này thiếu cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các tiêm kích hiện đại cũng như bảo đảm an toàn trước các cuộc tấn công hơn là các căn cứ trong lãnh thổ Ai Cập.

FPRI: Cả gan vượt lằn ranh đỏ ở Libya, Thổ sẽ hứng chịu đòn trừng phạt của QĐ Ai Cập? - Ảnh 4.

Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất căn cứ Al-Khadim do UAE vận hành là phương án khả thi cho việc triển khai lực lượng không quân Ai Cập nhằm chiếm ưu thế trên bầu trời Libya.

Các cuộc không kích của máy bay Ai Cập hỗ trợ cho LNA trong chiến dịch Derna vào năm 2015 cũng chỉ ra một hạn chế, đó là Cairo không muốn "phung phí" nguồn lực quân sự của họ.

Chính vì vậy, không quân Ai Cập tác chiến ở Libya sẽ tránh tiêu hao kho đạn dược chính xác tương đối "mỏng" của mình vào các mục tiêu của GNA hay phòng không Thổ Nhĩ Kỳ trừ khi thực sự cần thiết.

Ngoài ra, sự hiện diện dù "mỏng" của phòng không Thổ Nhĩ Kỳ ở miền tây Libya cũng có thể là rủi ro cho các tiêm kích và phi công Ai Cập, đặc biệt là khó khăn trong công tác tìm kiếm - cứu hộ hoặc hoạt động giải cứu trong lãnh thổ đối phương.

Đối với các hoạt động hải quân, các phương án tác chiến gần bờ biển Libya của hải quân Ai Cập có thể sẽ bị hạn chế để tránh các cuộc đối đầu với Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, một nguy cơ biến một cuộc chiến ủy nhiệm thành chiến tranh giữa hai nước.

Không khó để dự đoán dù được chi hàng tỷ USD cho các tàu chiến và tàu đổ bộ Mistral, Hải quân Ai Cập sẽ đóng vai trò khá nhỏ trong cuộc can thiệp ở Libya.

Điều này cũng cản trở Cairo triển khai một "lưới lửa phòng không" trên biển giúp vô hiệu hóa khả năng tấn công của máy bay đối phương vào Sirte.

Một cuộc tập trận đổ bộ của Quân đội Ai Cập.

Kết luận

Quân đội Ai Cập thường được coi là một "con nhân sư khổng lồ đang ngủ", các hoạt động quân sự của họ ở Bắc Sinai trong 7 năm qua đem lại sự lo ngại về năng lực thực tế của họ.

Mặc dù cuộc can thiệp vào Libya là một thách thức hoàn toàn khác với xung đột cường độ thấp ở Sinai, nhưng khả năng các nhược điểm về chiến thuật có thể sẽ tiếp tục diễn ra. Cần nhấn mạnh rằng lịch sử "viễn chinh" của Ai Cập thường có hiệu suất kém.

Ví dụ như Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, mặc dù việc triển khai của Ai Cập trong thành phần liên quân do Mỹ lãnh đạo được khá nhiều kỳ vọng nhưng theo các cựu quan chức mô tả là "tầm thường" và bộc lộ điểm yếu trong năng lực chỉ huy và kiểm soát các đơn vị ở xa nhà.

FPRI: Cả gan vượt lằn ranh đỏ ở Libya, Thổ sẽ hứng chịu đòn trừng phạt của QĐ Ai Cập? - Ảnh 7.

Lực lượng Ai Cập trong Chiến tranh Vùng Vịnh được đánh giá là "tầm thường".

Tham gia vào Liên minh can thiệp vào Yemen do Arab Saudi dẫn đầu đem lại kết quả là Ai Cập phải phái phi công đi huấn luyện bổ sung ở UAE sau khi các đối tác Vùng Vịnh nhận xét rằng họ thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không, khai hỏa đạn dược dẫn đường và nhiều vấn đề khác...

Cuộc chiến ở Yemen cũng là lời cảnh tỉnh đối với Quân đội Ai Cập về những hạn chế của Cairo trong các cuộc "viễn chinh", sự do dự này cũng là một hạn chế có thể làm giảm sự hiệu quả của cuộc can thiệp ở Libya trước quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ.

Như Tổng thống Sisi đã giải thích trong bài phát biểu tháng 6/2020, mục tiêu của việc triển khai ở Libya chỉ là tìm cách khiến các bên ngừng bắn theo kế hoạch hòa bình Cairo, thay vì đảo ngược tình thế chiến trường.

Tuy nhiên, các đối thủ không nên đánh giá thấp "cảnh báo" của Ai Cập. Mặc dù Cairo đã mô tả "lằn ranh đỏ" và xác định lại lợi ích của mình ở Libya, thì khát khao giành được một số chiến thắng về lợi ích có thể dẫn đến một sự rủi ro trước khi họ có thể "xuống thang" một cách hợp lý.

Xe tăng Ai Cập gần biên giới Libya sáng 8/6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại