FONOP là gì? Đó là hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của lực lượng Hải quân Mỹ trên các đại dương là công cụ, phương tiện và là biểu tượng cho vị thế bá chủ của Mỹ trên đại dương.
Mỹ có thể tổ chức thực hiện chiến dịch FONOP trên bất kỳ khu vực nào thuộc đại dương nào nếu thấy cần thiết. FONOP thể hiện quyết tâm của Mỹ "đi lại tự do trên biển, trên không và hoạt động ở bất kỳ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép".
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất vấn đề, chúng ta phải nhận thức rõ FONOP không chỉ là hoạt động bảo vệ "tự do hàng hải"…
Cho đến giờ, theo dữ liệu chính thức của Hải quân Mỹ, Mỹ đã thực hiện hơn 400 cuộc diễn tập trong chiến dịch FONOP.
Ở đây, trong bài phân tích này, chúng ta quan tâm đến khu vực Biển Bắc Cực, với sự hiện diện của Nga, một trong các đối thủ lớn nhất của Mỹ.
FONOP của Mỹ trên tuyến Biển Bắc Cực (NSR)
Sau khi chuẩn bị đủ mọi thứ để bảo đảm cho an toàn, an ninh trên tuyến hàng hải Biển Bắc, Liên bang Nga tuyên bố thiết lập quy tắc hàng hải NSR "bằng tiếng Nga" với 4 điểm chính sau đây:
1. Sẽ không có bất cứ tàu nào được phép đi qua nếu như không thông báo cho Nga 45 ngày trước khi bắt đầu.
2. Mọi tàu đi qua đều luôn phải có một Hoa tiêu hàng hải của Nga trên đó.
3. Nga có quyền từ chối bất kỳ con tàu nào nếu thấy cần thiết.
Mô hình tàu chiến kiêm tàu phá băng thuộc Dự án 23550 hiện đại nhất của Nga. Nguyên mẫu đầu tiên đã được hạ thủy ngày 25/10/2019 và sẽ đi vào biên chế cuối năm 2020.
4. Nếu ai không tuân thủ, tức tàu thuyền hành trình trên NSR mà không có giấy phép, phía Nga có thể thực hiện các biện pháp bắt buộc để ngăn chặn nó, thậm chí là các biện pháp khẩn cấp - bắt giữ hoặc phá hủy tàu vi phạm.
Rõ ràng đây là một tuyên bố "xấc xược" của Nga thách thức "tự do hàng hải" của Mỹ, do đó về ngôn từ ngoại giao Mỹ cho rằng đây là một "yêu sách quá mức" của Nga.
Tất nhiên, ngay và luôn, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc tập trận lớn tại Bắc Cực mang tên "Tự do hàng hải" để thách thức Nga.
Thật không may, Bắc Cực có băng, và bất kỳ con tàu nào đi ra Bắc Băng Dương đều phải có khả năng "đàm phán" với "băng chủ" dày tới 6,4 mét. Nếu không thể làm điều này thì con đường của nó phải được mở bởi một tàu phá băng, một con tàu có khả năng phá vỡ lớp băng như vậy.
Hải quân Hoa Kỳ được biết đến như là ông chủ các đại dương và tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài tàu ngầm, Hải quân không thể làm được gì nhiều ở Bắc Cực khi cả nước Mỹ chỉ có 2 chiếc tàu phá băng là Polar Star và Polar Sea, nhưng Polar Sea thì đã hỏng, còn Polar Star thì đang tân trang, sửa chữa…
Vì vậy, nếu trong cuộc tập trận rầm rộ để thể hiện quyền "tự do hàng hải" với Nga tại vùng biển Bắc Cực mà chẳng may Polar Star ngừng hoạt động thì toàn bộ lực lượng hải quân Mỹ tham gia tập trận bị băng Bắc Cực bao vây.
Và, trong 54 tàu phá băng của Nga đều hoạt động tốt và hiện đại tiên tiến hơn Polar Star của Mỹ thì Nga có sẵn lòng cứu hộ khi có tín hiệu SOS từ Mỹ hay không thì phụ thuộc vào tính hài hước của người Nga.
Rõ ràng, trong một môi trường thù địch khắc nghiệt như vậy ở Bắc Cực, tàu chiến không phải là cách duy nhất để bất kỳ quốc gia nào có thể tuyên bố vị thế quốc gia của mình một cách hiệu quả.
Một tàu khu trục tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga hoạt động ở gần Bắc Cực
Chứng minh sức mạnh ở Bắc Cực không nằm trong các nhóm chiến đấu và hệ thống vũ khí…mà là sự có mặt của một đội cứu hộ và cứu hộ.
Như vậy, điều này có nghĩa là Hải quân Mỹ có thể "tự do hàng hải" ở đâu tùy, có thể cả trên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa nhưng ngoại trừ ở vùng Bắc Cực. Nếu không có Hạm đội tàu phá băng như của Nga thì hãy làm "hợp đồng đề nghị cứu hộ" với Nga trước khi tập trận "tự do hàng hải".
Và, nói chung, Bắc Cực không phải là thảo nguyên để những chàng cao bồi Mỹ với súng colt đeo sệ bên hông nhảy múa…
Thực tế, Mỹ có 2 điều lo sợ nhất với Nga tại Biển Bắc là sức mạnh quân sự và tuyến NSR. Tại đây, Mỹ chính thức đã bất lực sau khi thử bằng việc hùng hổ điều động 4 tàu khu trục (Mỹ 3 và Anh 1) đến "diễu võ" tại biển Barents – lần đầu tiên sau hơn 40 năm.
Với cách hành xử "máu lạnh" của người Nga, của Hạm đội Biển Bắc cùng với "băng tuyết" xứ Bắc Cực đã buộc 4 khu trục hạm Mỹ - Anh "rét run lên cầm cập" đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, rút lui, bãi bỏ cuộc tập trận.