Epic Games và Apple, ai đúng ai sai?

Điệp Lưu |

Chia sẻ doanh thu là một quy tắc kinh doanh rất phổ biến, trong đó 30% cũng là tỷ lệ thường thấy trong ngành nội dung số.

Chủ đề phổ biến nhất trong giới công nghệ gần đây là cuộc chiến giữa Epic Games với Apple và Google. Nguyên nhân là bởi vì Epic đã thêm phương thức thanh toán mua hàng trong ứng dụng của riêng mình vào trò chơi nổi tiếng Fornite, nhằm vượt qua các quy tắc thanh toán của cửa hàng App Store và Google Play.

Tất nhiên, Apple và Google sẽ không bỏ qua một hoạt động thách thức hiển nhiên như vậy. Do đó, cả hai đều đã gỡ Fornite khỏi các kho ứng dụng của riêng mình.

Đáp lại, không chỉ tung chủ đề #FreeFortnite lên mạng xã hội để hướng dẫn cộng đồng người chơi, Epic còn nhanh chóng thuê luật sư kiện Apple và Google vì nghi ngờ độc quyền.

Epic Games và Apple, ai đúng ai sai? - Ảnh 1.

Nhìn lại “màn trình diễn” của Epic những ngày này, nó khá giống với trận blitzkrieg trong lịch sử, đều là những cuộc tấn công chớp nhoáng, nhưng kết quả của hai bên lại khác nhau. Trong Thế chiến thứ hai, các quốc gia như Đức và Liên Xô đã chiếm được Ba Lan một cách bất ngờ thông qua các cuộc hành quân thần tốc, nhưng cuộc chiến vô hình giữa Epic với Apple và Google lại bị cuốn vào vòng xoáy lo lắng.

Nguyên nhân của vấn đề bắt nguồn từ tuần trước, khi Epic thêm phương thức thanh toán mới vào trò chơi nổi tiếng. Giá gốc của 1.000 đồng tiền trò chơi trong trò chơi là 9,99 USD. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương thức thanh toán mới do Epic cung cấp thì chỉ có giá 7,99 USD.

Lý do của sự chênh lệch giá này là do Google và Apple tính phí 30% giao dịch mua hàng hóa ảo trong trò chơi. Do đó, hành vi thêm phương thức thanh toán mới của Epic chắc chắn đã bỏ qua hệ thống thanh toán của App Store và Google Play. Apple và Google đã loại bỏ trò chơi Fortnite một cách không mấy bất ngờ.

Một câu hỏi đặt ra, đó là việc gỡ bỏ có ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất game như Epic hay không? Trước hết, do chiến lược đóng cửa App Store của Apple bên phía iOS, người dùng khó có thể tải ứng dụng mới thông qua các hình thức khác ngoài App Store. Điều này khiến người dùng iPhone mới không thể tải về Fornite.

Về phía Android, dù Epic đã mất kênh phân phối của Google Play, người dùng vẫn có thể lấy gói cài đặt ứng dụng từ các kênh khác. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ngoài của Google Play vẫn tác động lớn đến việc thu hút người dùng mới của Epic.

Theo thông tin của Epic, người dùng đã tải xuống Fortnite vẫn có thể sử dụng hầu hết các tính năng của trò chơi.

Khi Google và Apple từ bỏ Fortnite, Epic bắt đầu một cuộc tấn công mới. Họ sớm đưa ra chủ đề #FreeFortnite trên phương tiện truyền thông xã hội để hướng dẫn người dùng chống lại Apple và giảm tỷ lệ chia sẻ. Nếu thành công, phần chia sẻ được trả lại cho những người chơi game dưới hình thức giảm giá.

Đồng thời, Epic phỏng theo quảng cáo ngụ ngôn kinh điển của Apple "1984", chỉ ra rằng Apple đã trở thành một công ty lớn mà hãng từng ghét bỏ và bắt đầu độc chiếm thị trường.

Điều đáng chú ý là mặc dù Epic tuyên bố sẽ trả lại lợi ích cho người chơi nhưng rõ ràng không chỉ người chơi được hưởng lợi sau thành công. Bởi vì, trong phương thức thanh toán mới của Fortnite, giá vật phẩm trong game không trực tiếp giảm 30% mà chỉ ở mức 20%, 10% còn lại sẽ chảy vào túi của Epic.

Ngoài việc gây áp lực lên Apple và Google thông qua mạng xã hội, Epic còn thuê Christine Varney, luật sư nổi tiếng phụ trách chống độc quyền của tư pháp Mỹ trong thời kỳ trước chính quyền của Tổng thống Obama, để đưa ra một đơn kiện dài 60 trang nhắm đến Apple.

Apple và Google không nhàn rỗi trong khi chuẩn bị đối phó với vụ kiện, Apple đã thông báo rằng họ sẽ hủy kích hoạt tài khoản nhà phát triển của Epic trên iOS và Mac vào ngày 25/8.

Đồng thời, Apple xác nhận, khi nào Epic gửi phiên bản ứng dụng mới theo quy tắc thông thường của Apple và sử dụng thanh toán trên App Store làm phương thức thanh toán mua hàng trong ứng dụng, Fornite sẽ được khởi chạy lại.

Chia sẻ doanh thu là một quy tắc kinh doanh rất phổ biến, 30% cũng là tỷ lệ thường thấy trong ngành nội dung số. Không chỉ Apple và Google sử dụng cách này. Trong lĩnh vực console, nền tảng PlayStation của Sony và cửa hàng của Microsoft đều áp dụng tỷ lệ 30%.

Cửa hàng trực tuyến của Epic có chiết khấu 12%. Nếu sử dụng Unreal Engine của Epic để phát triển trò chơi, mức chiết khấu có thể giảm thêm nữa. Nhưng so với Microsoft và Sony, Epic không có chi phí phát triển phần cứng console như PlayStation và Xbox.

Rõ ràng là các nhà phát triển không thể mong đợi một kho ứng dụng miễn phí, nó không tuân theo luật cơ bản của hoạt động thương mại bởi vì nguyên tắc Win-win (cả hai cùng có lợi - PV) là điều duy nhất.

Tuy nhiên, liệu trong mắt các công ty như Epic, App Store với tư cách là một kênh phân phối không đáng để kiếm 30%.

“Nếu phần trăm chia sẻ quá cao, các nhà sản xuất game sẽ không thể tồn tại và chỉ có thể tăng giá game, người chơi có hoàn cảnh không mua được vì giá quá cao” - Fat Pudding Studio, một nhà sản xuất trò chơi độc lập, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.

Ngoài ra, số lượng người truy cập cửa hàng ứng dụng và muốn tải xuống các ứng dụng mới đang giảm dần. Theo thống kê từ App Annie do Techcrunch trích dẫn, đã có 204 tỷ lượt tải xuống ứng dụng trong năm 2019, tăng 6% so với năm 2018. Một phần của sự tăng trưởng có thể là do các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Brazil. Kể từ năm 2016, tốc độ tăng trưởng của Mỹ đã giảm xuống còn 5%. Vì thế, các nhà phát triển như Epic đương nhiên không muốn trả phí 30% cho Apple.

Apple, với tư cách là nhà tiên phong của mô hình chia sẻ cửa hàng, đã tạo ra kỷ nguyên của âm nhạc và ứng dụng chính hãng. Các công ty như Google đã làm theo và kiếm được nhiều lợi nhuận từ những thay đổi trong mô hình kinh doanh. Giờ đây, họ có thể giải quyết các ứng dụng và trò chơi thông thường. Khi trò chơi trên đám mây trở nên phổ biến, liệu mô hình cửa hàng có thể cung cấp giá trị cao như trước không?

Thực tế, Apple đã điều chỉnh phương pháp chia sẻ doanh thu đối với các nền tảng truyền thông trực tuyến như Spotify. Sau mức tăng 30% trong năm đầu tiên, mức tiếp theo sẽ giảm xuống còn 15%.

Vấn đề này không chỉ giới hạn ở Apple và Google mà có lẽ là vấn đề chung của toàn nghành nội dung số. Trước sự phát triển của trò chơi điện toán đám mây, điều cần thiết là một mô hình kinh doanh mới và Apple sẽ cần cân nhắc về mức phí 30%. Trong khi đó, “cuộc chiến” của Epic Games dường như mới chỉ là sự khởi đầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại