Loài ếch khổng lồ Peru này còn được gọi là "ếch bìu" vì da nhăn nheo của chúng, loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi săn bắt của con người và các loài xâm lấn đã đẩy nó đến bờ vực của sự tuyệt chủng, các nhà khoa học ở nhiều quốc gia hiện đang nỗ lực cứu loài này khỏi bị diệt vong hoàn toàn. Loài ếch này hầu như chỉ sống ở hồ Titicaca ở biên giới Bolivia và Peru.
Ếch Titicaca (Telmatobius culeus) là một loài ếch nước ngọt cỡ lớn trong họ Telmatobiidae, chúng được xếp loại là loài cực kỳ nguy cấp, là loài ếch lớn chỉ có duy nhất ở hồ Titicaca. Ngày nay ếch Titicaca đã giảm mạnh và hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do con người, sự ô nhiễm, và sự ăn thịt con nòng nọc của cá hồi du nhập xâm chiếm lãnh thổ.
Loài ếch này được các nhà khoa học gọi là Telmatobius culeus. Toàn bộ cơ thể của chúng được bao phủ bởi các nếp nhăn, khiến nó có vẻ ngoài khác thường, nhưng trên thực tế, chúng là một trong những loài ếch sống dưới nước lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là loài động vật cực kỳ nguy cấp cần được cứu.
Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, loài ếch này ngày càng trở nên quý hiểm hơn do việc săn bắt quá nhiều, môi trường sống của chúng bị hủy hoại, chưa kể tới những loài thủy sinh khác lấn án loài ếch bìu này, ăn trứng và nòng nọc của chúng. Loài ếch này đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Không ai biết có bao nhiêu con ếch khổng lồ Peru còn tồn tại trong tự nhiên, nhưng người ta ước tính rằng dân số của loài ếch này đã giảm tới 80% trong 10 năm từ 1994 đến 2004. Mới đây, một sự kiện khó giải thích vào năm 2016 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 10.000 con ếch bìu, và các nhà khoa học cũng không thể giải thích được chuyện gì đã xảy ra. Và có lẽ lý do hợp lý nhất cho sự kiện này là nước thải của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của ếch.
"Theo như những nhà điều tra địa phương và những mấu ếch chết dược gửi về, người ta tin rằng đã có hơn 10.000 con ếch đã thiệt mạng trong biến cố này, trải dài một vùng nước rộng 50 km", Cục Bảo tồn Tự nhiên Hoang dã Quốc gia Peru lên tiếng.
Ếch bìu là loài ếch nước ngọt lớn nhất thế giới, với chiều dài trung bình 14cm và thậm chí có cá thể đạt tới chiều dài 50 cm. Loài này được xếp loại “Nguy cấp nghiêm trọng” ở cả Bolivia và Peru và nằm trong nhóm có “Nguy cơ tuyệt chủng” theo phân loại của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Loài ếch này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị con người săn bắt làm thực phẩm, cùng với đó là các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường và tình trạng cá hồi du nhập ăn thịt nòng nọc.
Hiện tại, các nỗ lực để cứu loài ếch đang được tiến hành và các dự án đó đều được hỗ trợ bởi chính phủ Bolivia và Peru. Hồ Titicaca nằm ở biên giới giữa hai nước và đây cũng là hồ cao nhất thế giới có thể đi thuyền được, ở độ cao 3,812 m trên mực nước biển.
Ếch Titicaca sống hoàn toàn dưới nước và chỉ được tìm thấy ở hồ Titicaca và con sông chảy vào hồ này ở Nam Mỹ. Loài ếch này có phổi tiêu giảm, thay vào đó nó có lớp da lớn và nhiều nếp nhăn giúp chúng hô hấp dễ dàng trong môi trường sống ở địa hình cao. Chúng có những lớp da xếp nếp khổng lồ có khả năng giúp tăng rộng bề mặt cơ thể và giúp cho chúng hấp thụ được nhiều oxy hơn.
"Với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và sự tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu, chính phủ Bolivia và Peru đã phối hợp nỗ lực để thành lập một đội xuyên biên giới nhằm bảo vệ và tìm hiểu loài ếch khổng lồ hồ Titicaca", Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bolivia thông báo trên Facebook.
Sở thú Chester là vườn thú đầu tiên ở Châu Âu từng nuôi loài ếch được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện tại, sở thú Chester đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Cayetano Heredia ở Peru và Alcide d’Orbigny của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Bolivia để thành lập một tổ chức nhằm cứu những con ếch bìu và đảm bảo tương lai của chúng tại hồ Titicaca.
Vì hồ là môi trường sống chính của loài ếch này nên hầu hết các nỗ lực bảo tồn sẽ tập trung vào việc điều tra các quần thể trong hồ và xác định các yếu tố môi trường nào có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự trưởng thành của chúng. Các nhà nghiên cứu đã biết rằng thức ăn bắt ếch đã ảnh hưởng đến quần thể của chúng, và một loài cá xâm lấn cũng đã được chứng minh là ăn ếch khi chúng chỉ là những con nòng nọc nhỏ.
Trong những năm 1970, một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi Jacques Cousteau báo cáo rằng ếch này có chiều dài lên đến 50 cm chiều dài duỗi thẳng, với các cá thể thường có trọng lượng 1 kg, làm cho các một số các loài ếch nước ngọt lớn nhất thế giới (trừ loài Batrachophagous macrostomus là có kích thước lớn hơn, như là ếch Goliath Châu Phi, mà đôi khi có thể được nhìn thấy trên đất).