Tiểu đường là 1 trong những căn bệnh gây ám ảnh với nhiều người. Người mắc bệnh có thể sụt giảm sức khỏe, đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, chúng ta ở độ tuổi nào cũng cần chú ý tới sức khỏe của mình. Nếu như phát hiện những bất thường, ta cần tìm ra phương án tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
Kiểm soát đường huyết là 1 trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo đường huyết ổn định, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế nếu 1 người không có những dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ đường huyết của họ ở mức ổn định.
1. Thường cảm thấy khát nước
Khát nước là trạng thái bình thường của con người. Thế nhưng nếu như tình trạng này diễn ra quá thường xuyên, bạn cần theo dõi sức khỏe của mình kỹ hơn. Theo các nghiên cứu khoa học, khi lượng glucose trong máu cao, cơ thể sẽ tách nước từ các tế bào và bơm nước vào máu để pha loãng glucose thừa. Vì thiếu nước nên chúng ta luôn có cảm giác khát, dù uống bao nhiêu cũng vẫn không thỏa cơn khát.
Khát nước thường xuyên có thể là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Bởi vậy, mỗi người cần quan tâm và lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Đồng thời, chúng ta cần duy trì lối sống tích cực từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tới vận động để đảm bảo sức khỏe.
2. Thường buồn đi tiểu
Bên cạnh khát nước, thường xuyên buồn đi tiểu cũng là 1 trong những dấu hiệu đặc trưng của người có lượng đường trong máu cao. Khi glucose cao, cơ thể sẽ cố gắng đẩy chúng ra ngoài bằng đường nước tiểu. Vì thế, bất kỳ ai ở độ tuổi nào nếu thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu thì đều phải chú ý tới sức khỏe.
Thực chất, thường xuyên buồn tiểu có thể cũng là dấu hiệu của bệnh lý khác nhưng khi chưa xác thực được điều gì thì chúng ta vẫn cần chú ý tới từng dấu hiệu. Khi bạn buồn đi tiểu kết hợp với nhiều dấu hiệu bất thường khác thì nên thăm khám bác sĩ sớm nhất để nhận lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe.
3. Mệt mỏi và đói
Đây cũng là dấu hiệu bất ổn mà người có lượng đường huyết cao thường gặp phải. Khi đường huyết cao, thậm chí là ở giai đoạn tiền tiểu đường, cơ thể chúng ta không thể sử dụng đường trong máu để cung cấp năng lượng cho tế bào. Bởi vậy, dù bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ nhưng ta vẫn luôn cảm thấy đói, muốn ăn thêm.
Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể chúng ta luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Bởi vậy, đây là 1 trong những dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy cơ thể chúng ta đang gặp những bất thường và cần chú ý hơn.
4. Nhìn bị mờ
Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến tình trạng mắt mờ. Lúc này, mạch máu và thần kinh trong mắt sẽ bị tổn thương nên nhiều người không thể nhìn rõ.
Người bị bệnh tiểu đường còn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thị lực. Bởi vậy, chúng ta cần phát hiện sớm tình trạng đường huyết tăng cao và tránh mắc bệnh tiểu đường.
5. Vết thương khó lành
Trong trường hợp đường huyết của cơ thể tăng cao, các vết thương, nhất là vết loét sẽ khó lành lại. Lý do là bởi quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra chậm rãi, khả năng phục hồi các vết thương bị rối loạn. Đây cũng là bất thường dễ nhận thấy nếu như con người quan tâm tới sức khỏe của bản thân.
(Tổng hợp)