Đường thành công vốn luôn rộng rãi nhưng ít người đạt được vì thiếu sót điều này: Mười năm chuyên tâm mài 1 kiếm, 'gươm báu' nhất định về tay

Phương Thu |

Chìa khóa đạt được thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng không hề liên quan đến thiên phú, chỉ là vấn đề luyện tập kiên trì mà thôi.

Năm 1992, khi đã trở thành giảng viên Học viện Công nghiệp điện tử Hàng Châu, Mã Vân cùng các đồng nghiệp trong trường lập ra công ty Dịch thuật Hải Bác – tên lấy từ cụm từ đồng âm tiếng Anh "Hope": Hy vọng. Hơn 20 năm sau, Hải Bác trở thành công ty dịch thuật lớn nhất ở Hàng Châu, với slogan là câu nói nổi tiếng của Jack Ma: "Quyết không bỏ cuộc!".

Bốn chữ này đã thể hiện tinh thần: khi làm bất cứ việc gì, bạn có thể sẽ gặp vô số những khó khăn cùng với thất bại, nhưng chỉ cần bạn tiếp tục kiên trì, quyết không từ bỏ, vậy thì chắc chắn bạn sẽ thành công!

Quyết không từ bỏ, đây là điều cốt lõi trong văn hóa của tập đoàn Alibaba, là điều nằm trong "tín ngưỡng" cả đời của Jack Ma, đồng thời có lẽ cũng đã trở thành niềm tin chung của những người đang hoặc sắp bước trên con đường lập nghiệp.

Điều này yêu cầu chúng ta:

1. Phải có niềm tin vững vàng, mục tiêu rõ ràng, mới có thể đứng ở vị trí bất khả chiến bại;

2. Thái độ làm việc phải luôn kiên trì, tận tâm, tận lực và có trách nhiệm mới có thể đạt được thành quả to lớn;

3. Phải luôn chân thành và lương thiện mới có thể nhận được tình hữu nghị và sự giúp đỡ;

Tất cả những điều trên đều được Jack Ma thực hiện theo quy tắc 10.000 giờ - quy tắc của người thành công.

Quy tắc 10.000 giờ

Đường thành công vốn luôn rộng rãi nhưng ít người đạt được vì thiếu sót điều này: Mười năm chuyên tâm mài 1 kiếm, gươm báu nhất định về tay - Ảnh 1.

Theo Jack Ma, sở dĩ thiên tài trong mắt con người phi phàm như thế, hoàn toàn không phải vì có tài năng vượt trội hơn người, mà là vì sự nỗ lực không ngừng nghỉ mà họ đã bỏ ra. Sự tôi luyện 10.000 giờ là điều kiện bất kỳ người nào từ người bình thường trở thành bậc thầy số một thế giới đều phải có.

Chìa khóa đạt được thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng không hề liên quan đến thiên phú, chỉ là vấn đề luyện tập mà thôi, cần phải luyện tập 10.000 giờ - trong 10 năm, mỗi tuần luyện tập 20 giờ, mỗi ngày khoảng 3 tiếng.

Việc luyện tập 3 tiếng mỗi ngày chỉ là con số trung bình, mỗi người trong quá trình luyện tập thực tế, thời gian bỏ ra cũng có thể khác nhau.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học người Thụy Điển Andreas Eriksson đã từng làm một cuộc khảo sát ở nhạc viện Berlin, những người học vĩ cầm đa số đều bắt đầu luyện tập từ lúc 5 tuổi.

Thoạt đầu mỗi người đều luyện tập 2 đến 3 tiếng mỗi tuần, nhưng bắt đầu từ 8 tuổi, thời gian luyện tập của những học sinh ưu tú nhất là dài nhất, lúc 9 tuổi mỗi tuần luyện tập 6 tiếng, 12 tuổi luyện 8 tiếng, 14 tuổi luyện 16 tiếng, mãi cho đến khi 20 tuổi mỗi tuần luyện hơn 30 tiếng, tổng cộng khoảng 10.000 giờ.

Jack Ma từng nói: “Nhiều người vì thấy mà tin, một số người lại vì tin mà thấy! Hãy tin vào sức mạnh của niềm tin!”. Quy luật 10.000 giờ” rất dễ nghiệm chứng ở những người thành công.

Là một thiên tài máy tính, lúc Bill Gates 13 tuổi đã có cơ hội tiếp xúc một lô thiết bị đầu cuối máy tính sớm nhất thế giới, bắt đầu học viết chương trình máy tính, 7 năm sau đó ông sáng lập nên tập đoàn Microsoft, ông đã liên tục luyện tập lập trình suốt 7 năm, vượt qua mốc thời gian 10.000 giờ.

Mấu chốt của “quy tắc 10.000 giờ” nằm ở chỗ 10.000 giờ là giới hạn tối thiểu, hơn nữa không có người nào là ngoại lệ.

Không ai chỉ dùng 3.000 giờ là có thể đạt được trình độ chuẩn cấp thế giới; 7.500 giờ cũng không được; chắc chắn phải là 10.000 giờ - tương đương 10 năm, mỗi ngày 3 tiếng - cho dù bạn là ai.

Điều này đồng nghĩa với việc nói với mọi người rằng, 10.000 giờ luyện tập chính là bước đường tiến tới thành công bắt buộc phải đi qua.

Thật ra 10.000 giờ còn có cách diễn đạt khác, đó chính là “10 năm”.

Từ rất lâu vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, người đạt giải Nobel kinh tế học, nhà khoa học người Thụy Điển Herbert Alexander Simon đã cùng Erikson lập nên “quy tắc 10.000 giờ”. Trong đó chỉ ra rằng: Muốn trở thành bậc thầy trong lĩnh vực nào đó, thông thường cần phải nỗ lực khoảng 10 năm.

Không khó khiến người ta liên tưởng đến “mười năm mài một kiếm” trong ngạn ngữ Trung Quốc, nhưng chỉ có số ít người có thể làm được để đến cuối cùng sở hữu một cây kiếm quý. Vì thế mà con đường thành công vốn luôn rộng rãi, bởi chẳng mấy ai có đủ kiên trì!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại