Cách đây 12.000 năm, người cổ xưa đã biết xây dựng một đường hầm ngầm xuyên lục địa, kéo dài từ châu Âu (Scotland) sang tận lục địa Âu-Á (Thổ Nhĩ Kỳ), bằng một kỹ thuật khiến nhiều học giả hiện đại vô cùng ngạc nhiên.
Không ai biết tại sao và làm thế nào đường hầm ngầm dài hơn 4.533 km này được xây dựng "thần kỳ" như vậy.
Mục đích của những đường hầm trải khắp châu Âu này là gì? Phải chăng, người cổ đại xây để thực hiện các nghi thức tôn giáo? Hay nó là nơi trú ẩn an toàn trước những loài săn mồi dữ tợn? Hay đường hầm xuyên lục địa này là nơi để bảo vệ họ trước thảm họa toàn cầu nào đó?
Để trả lời cho những nghi vấn này, nhóm các nhà khảo cổ học từ các nước châu Âu lên đường khám phá đường hầm kỳ lạ.
Cách giải thích thứ nhất
Tiến sĩ khảo cổ học người Đức Heinrich Kush (thuộc trường Đại học Karl-Franzen, Áo) tin rằng, hệ thống đường hầm ngầm dài hơn 4.533 km này được người xưa xây dựng để giúp họ đi lại, giao thương với người dân các nước châu Âu, giống như đường cao tốc thời chúng ta vậy.
Trong cuốn sách "Secrets Of The Underground Door To An Ancient World " (Tạm dịch: "Bí mật của cánh cửa dẫn đến thế giới cổ xưa"), tiến sĩ Heinrich Kush cung cấp bằng chứng cho thấy hệ thống đường hầm ngầm được xây dựng ở rất nhiều nơi khắp châu Âu.
"Có hàng nghìn đường hầm ngầm "khủng" như thế trải khắp châu Âu, từ miền bắc của Scotland đến tận Địa Trung Hải xa xôi. Trên đoạn đường dài hàng nghìn km ấy, có rất nhiều các trạm dừng chân, phòng nhỏ, phục vụ cho việc nghỉ ngơi giữa hành trình.", ông Heinrich Kush nói.
Hình ảnh các nhà khảo cổ học khám phá đường hầm ngầm bí ẩn. Nguồn: Ancient-code.
Các nhà khoa học còn phát hiện điều khó tin rằng, những người thực hiện các công trình này còn biết cách xây đường hầm theo kỹ thuật zig-zag, giúp đường hầm có khả năng chịu được trọng lực lớn. Những đường hầm xây theo kỹ thuật này được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Hungary, Anh, Bosnia.
Điều khiến tiến sĩ ngạc nhiên là, những đường hầm hàng chục nghìn năm tuổi này vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Rất nhiều trong số chúng còn ẩn chứa nhiều bí mật hấp dẫn giới khảo cổ châu Âu.
Cách giải thích thứ hai
Một số chuyên gia lại có cách lập luận khác về hệ thống đường hầm dài hơn 4.533 km xuyên lục địa của người xưa.
Họ cho rằng, rất có thể, cách đây hàng chục nghìn năm, người xưa phải đối mặt với những nguy hiểm to lớn ở thế giới bên ngoài. Do đó, việc xây dựng đường hầm là cách họ tự bảo vệ mình, và dùng đường hầm này để di trú đến nơi an toàn hơn.
Không chỉ có mặt ở châu Âu, hệ thống đường hầm ngầm bí ẩn còn được giới khảo cổ tìm thấy trên toàn thế giới. Riêng đối với công trình đường hầm ngầm dài 4.533 mét, giới khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao các công trình này gần như còn nguyên vẹn mặc cho sức tàn phá khốc liệt của thời gian hàng chục nghìn năm.
Đó là lý do, cho đến nay, chưa có bất cứ giải thích nào làm thỏa mãn các nhà khảo cổ châu Âu khi đề cập đến hệ thống đường hầm ngầm "khủng" ở châu Âu, và xuyên lục địa Âu-Á.
Hàng nghìn đường hầm ngầm dưới đất đến nay vẫn còn nhiều ẩn số với các nhà khoa học. Ảnh: Ancient-code
Mặc dù có nhiều giải thích khác nhau về ý nghĩa của những công trình cổ đại với kỹ thuật tiên tiến, đáng ngạc nhiên này, song các nhà khảo cổ học phải công nhận một điều: Hàng chục nghìn năm trước, khi con người thời đó không chỉ có săn bắt và hái lượm là chủ yếu, họ còn có khả năng xây dựng những công trình khổng lồ, đòi hỏi kỹ thuật đáng ngạc nhiên nhằm mục đích riêng biệt.
Quần thể đại kim tự tháp Giza (ở Ai Cập), bãi đá Stonehenge (Anh), thành phố kim tự tháp Teotihuacan (Mexico) đến công trình hầm ngầm dài 4.533 km đều là minh chứng cho kỹ thuật xây dựng khiến khoa học vừa ngạc nhiên vừa "điên đầu" giải mã.
Bài viết sử dụng nguồn: Ancient-code