Được nhấn mạnh là 3 nước có khả năng phát triển vượt trội 5 năm tới, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines có dự báo tăng trưởng GDP ra sao?

Minh Tiến |

Báo cáo về kinh tế vĩ mô của DHL cho biết, Ấn Độ và Philippines cùng với Việt Nam là những quốc gia có khả năng phát triển kinh tế vượt trội trong 5 năm tới.

Theo báo cáo về kinh tế vĩ mô của DHL, Việt Nam được xếp hạng trong số 10 quốc gia hàng đầu trong 5 năm qua về cả tốc độ (tốc độ tăng trưởng) và quy mô (số lượng tuyệt đối) của tăng trưởng thương mại.

Nhìn vào mức tăng trưởng dự báo đến năm 2026, dù không thuộc top 10 về tốc độ và quy mô tăng trưởng thương mại nhưng Việt Nam, Ấn Độ và Philippines đứng rất gần top 10. Ấn Độ và Philippines đều được dự báo sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại so với giai đoạn 5 năm qua.

Việt Nam là quốc gia duy nhất nằm trong top 10 về cả tốc độ và quy mô trong giai đoạn 2016 – 2021. Điều này phản ánh thành công tích lũy của quá trình phát triển dựa vào xuất khẩu kể từ giữa những năm 1980.

Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh nhất trong giai đoạn này là Libya, Guyana, Việt Nam, Brunei Darussalam, Ukraine, Campuchia, Senegal, Ireland, Uzbekistan và Serbia. Tốc độ tăng trưởng hàng năm cao dẫn đến khối lượng thương mại tăng lên rất nhiều.

Báo cáo của DHL công nhận sự tăng trưởng thương mại và kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Báo cáo cho biết, DHL nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các quốc gia vượt trội cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng thương mại. Việt Nam được xếp hạng trong số 10 quốc gia hàng đầu trên cả hai chiều trong 5 năm qua.

Báo cáo của DHL cũng cũng nhấn mạnh, Ấn Độ và Philippines cùng với Việt Nam là những quốc gia có khả năng phát triển kinh tế vượt trội trong 5 năm tới.

Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật tháng 1/2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam lọt top 15 quốc gia có tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong năm 2023.

Đối với một số nền kinh tế lớn trên thế giới, trong dự báo GDP năm 2023, IMF cho rằng mức tăng trưởng GDP của Mỹ là 1,4%, tăng so với mức 1% đã dự báo vào tháng 10-2022, do tiêu dùng, đầu tư mạnh hơn. IMF đã điều chỉnh triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn trong năm 2023, lên 5,2%, so với mức 4,4% đã dự báo vào tháng 10/2022.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm gia tăng áp lực lên giá hàng hóa, nhưng "về mặt cân bằng, tôi nghĩ rằng chúng tôi coi việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ có lợi cho nền kinh tế toàn cầu" vì điều đó giúp giảm bớt các trở ngại trong sản xuất.

Anh là nền kinh tế lớn duy nhất mà IMF dự báo sẽ suy thoái trong năm nay, với GDP giảm 0,6% trong bối cảnh các hộ gia đình phải vật lộn với chi phí sinh hoạt gia tăng, gồm cả chi phí năng lượng.

Bên cạnh đó, một số nền kinh tế châu Á sẽ có tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới trong năm 2023, dẫn đầu là Việt Nam và Ấn Độ.

Được nhấn mạnh là 3 nước có khả năng phát triển vượt trội 5 năm tới, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines có dự báo tăng trưởng GDP ra sao? - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam, Ấn Độ và Philippines giai đoạn 2023-2027 theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Năm 2023, Việt Nam có dự báo tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,2%. IMF dự báo Ấn Độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,1%. Cùng với đó, Philippines có dự báo tăng trưởng đạt khoảng 5%. Như vậy, Việt Nam có mức dự báo tăng trưởng GDP cao hơn Ấn Độ và Philippines trong năm 2023.

Năm 2024, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 6,6%. IMF dự báo Ấn Độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Cùng với đó, Philippines có dự báo tăng trưởng đạt khoảng 6%. Theo đó, Ấn Độ có mức dự báo tăng trưởng GDP cao hơn Việt Nam và Philippines trong năm 2024.

Năm 2025, Việt Nam có dự báo tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,7%. Tăng trưởng GDP của Ấn Độ được dự báo đạt khoảng 6,8%. Cùng với đó, Philippines có dự báo tăng trưởng đạt khoảng 6%. Năm 2026, Việt Nam (6,7%) có dự báo tăng trưởng GDP cao hơn Ấn Độ (6,5%) và Philippines (6%). Năm 2027, Việt Nam (6,8%) tiếp tục được dự báo tăng trưởng GDP cao hơn Ấn Độ (6,2%) và Philippines (6%).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại