Đến vùng đất nghèo đưa tin và được mời ăn mỳ, phóng viên từ chối nhưng phải nhanh chóng đổi ý sau khi nghe được 1 thông tin

Nguyễn Nhung |

Sau khi nghe được đoạn hội thoại, người đàn ông nhanh chóng thay đổi quyết định ban đầu.

Andrew là một phóng viên. Có một lần, anh đến một bộ lạc ở châu Phi phỏng vấn. Bộ lạc này vốn dĩ đã rất nghèo, lại vừa trải qua một trận động đất nghiêm trọng. Andrew đã ghi chép lại chân thực tất cả mọi thứ nơi đây với hi vọng mình có thể cố gắng hết sức để kêu gọi sự giúp đỡ cho bộ lạc này.

Sau khi tiến hành chụp ảnh và phỏng vấn cả buổi sáng, đến giờ ăn cơm trưa, một người trong bộ tộc đã mang đến cho anh một bát mỳ xào và nói: "Anh Andrew, đây là mỳ xào chúng tôi đã chuẩn bị cho anh, anh mau ăn đi."

Đến vùng đất nghèo đưa tin và được mời ăn mỳ, phóng viên từ chối nhưng phải nhanh chóng đổi ý sau khi nghe được 1 thông tin - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Andrew vội vã xua tay, nói: "Tôi có đồ ăn trên xe rồi, bát mỳ này các anh ăn đi."

Đang nói thì tộc trưởng tiến lại gần và nói: "Anh chắc đói lắm rồi, mau ăn mỳ xào đi."

Một bộ lạc nghèo khó, lại vừa trải qua một trận động đất nghiêm trọng, thực phẩm chắc chắn sẽ rất khan hiếm, vì thế nên Andrew không nhẫn tâm ăn đồ của họ. Anh khéo léo từ chối: "Quả thực tôi không đói, trên xem còn có đồ ăn, các anh ăn đi."

Tộc trưởng cau mày, dường như phát hiện ra điều gì đó, ông quay người lại nói với người trong bộ tộc: "Tôi đã nói với cậu rồi, người thành phố rất chú ý đến vấn đề vệ sinh. Cậu nhìn thấy cái bát cũ kỹ này, xem có phải không được vệ sinh lắm không, làm sao anh ấy có thể ăn được."

Người kia nghe vậy lý nhí trình bày: "Cháu cũng đã làm theo lời tộc trưởng dặn nhưng đây đã là cái bát tốt nhất trong bộ tộc mình rồi."

Nghe thấy câu nói đó, trong giây lát, Andrew đã hiểu ra rằng, mình không thể từ chối bát mỳ xào này. Cho dù việc từ chối đó xuất phát từ ý tốt song chắc chắn nó sẽ khiến họ cảm thấy bị tổn thương, khiến họ hiểu lầm rằng mình chê họ.

Nghĩ đến đây, Andrew vội nói: "Bây giờ tôi thấy đói rồi, bát mỳ này tôi ăn nhé."

Nói xong, anh nhận bát mỳ ăn ngon lành.

Nhìn dáng vẻ ăn ngồm ngoàm của Andrew, hai người trong bộ tộc mỉm cười.

Về sau, trong nhật ký của mình, phóng viên này đã viết:

"Có những lúc, sự từ chối xuất phát từ thiện ý cũng có thể làm tổn thương người khác và sự đón nhận, dù là tàn nhẫn trên thực tế lại là sự tôn trọng và tử tế."

Đến vùng đất nghèo đưa tin và được mời ăn mỳ, phóng viên từ chối nhưng phải nhanh chóng đổi ý sau khi nghe được 1 thông tin - Ảnh 3.

Im lặng

Trên chuyến bay đến Nhật Bản, tôi gặp một đôi vợ chồng già. Họ ngồi ngay cạnh tôi. Đường bay thì dài song tôi chẳng thể nào chợp mắt, bởi hai người họ mà đúng hơn là người vợ cằn nhằn chồng liên tục, không ngừng nghỉ.

Câu chuyện của họ lọt vào tai tôi hồi lâu, tôi mới lờ mờ đại khái hiểu là: Lúc ra khỏi nhà, người chồng đã đưa chìa khóa cho người giúp việc theo giờ, mục đích là nhờ người đó thỉnh thoảng qua nhà dọn dẹp.

Người vợ biết chuyện đã nổi giận đùng đùng, luôn miệng giáo huấn chồng, nói ông không có ý thức đề phòng, nếu như người giúp việc kia tranh thủ lúc họ đi vắng lấy mất đồ trong nhà đi thì phải làm sao? Nếu như người kia đưa người lạ vào nhà mình ở qua đêm thì phải làm thế nào?

Cứ như thế, cả chặng đường, người vợ cảm thấy thấp thỏm bất an, tốc độ nói mỗi lúc một nhanh, một to, nói đi nói lại những lời đã nói mà không có chút biểu hiện nào cho thấy bà ta mệt mỏi.

Ban đầu tôi nghe còn thấy bình thường nhưng về sau càng lúc càng thấy phiền phức, vì thế tôi đã lấy tai nghe bịt tai lại. Dẫu vậy, lời nói của người vợ vẫn lọt vào tai.

Điều lạ lùng là, người chồng bị mắng không thương tiếc vẫn bình thản ngồi dựa lưng vào ghế, chẳng nói một lời, thi thoảng uống nước, tiện tay còn rót cả cho vợ để bà uống cho mượt giọng. Rõ ràng là một sự đủng đỉnh đến ác liệt.

Tranh thủ lúc người vợ đi vệ sinh, có thể xem là "nghỉ giữa hiệp", tôi không kiềm chế được sự tò mò, kéo tai nghe xuống hỏi chuyện người chồng:

"Xin lỗi, đây là việc của hai bác, nhưng… tại sao bác có thể nhẫn nhịn sự chỉ trích lâu như vậy mà không phản ứng một câu?"

"Chúng tôi mới là người nên xin lỗi, thực sự đã làm phiền cậu", - người chồng nói. "Nhưng nếu tôi đáp lời, bà ấy sẽ càng giận dữ. 

Đến vùng đất nghèo đưa tin và được mời ăn mỳ, phóng viên từ chối nhưng phải nhanh chóng đổi ý sau khi nghe được 1 thông tin - Ảnh 5.

Chỉ có im lặng mới là cách duy nhất để tình hình không trở nên xấu hơn. Im lặng không giải quyết được vấn đề nhưng ít nhất nó cũng không khiến vấn đề bị thổi phồng và trở nên căng thẳng hơn. Có thể giảm nhẹ vấn đề đã là không dễ dàng rồi."

"Vậy thì im lặng chính là vũ khí của bác phải không?"

Người đàn ông lớn tuổi đáp: "Không, nó là thứ để phòng ngự, là kính phòng hộ cho trái tim."

"Tại sao lại như vậy?"

"Vì nó bảo vệ trái tim tôi không bị tổn thương, như thế tôi sẽ không bao giờ bị nguy hại đến tính mạng trong phạm vi tôi có thể chấp nhận được, nó cũng không rắn như khiên giáp, sẽ không tác động ngược lại những người lại gần lòng tôi. Với tôi, họ rất quan trọng, tôi không nỡ để họ bị thương."

Im lặng - Kính phòng hộ cho trái tim là thứ không chỉ để bảo vệ bản thân mà quan trọng hơn, nó còn bảo vệ cả cho những người mà chúng ta yêu thương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại