Tinh chất mầm đậu nành và bột mầm đậu nành (đậu tương) hiện nay được nhiều chị em sử dụng để bổ sung nội tiết tố nữ, cân bằng nội tiết, gìn giữ nét xuân, dưỡng nhan, giữ sắc và kéo dài tuổi thanh xuân hiệu quả. Tuy nhiên, hai sản phẩm này lại rất khác nhau. Đây là điều vô cùng quan trọng mà chị em cần biết để sử dụng cho đúng.
Theo GS.TS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, nguyên chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam: “Isoflavon hay còn gọi là tinh chất mầm đậu nành là hoạt chất quan trọng nhất trong mầm đậu nành, có tác dụng làm đẹp và cân bằng nội tiết cho phụ nữ”.
Sự khác biệt về hàm lượng Isoflavon
Như vậy, trong đậu nành thì chỉ có Isoflavon là hoạt chất có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ.
Isoflavon có nhiều nhất khi hạt đậu nành nảy mầm. Các nhà khoa học thường chiết xuất để lấy Isoflavon trong tinh chất mầm đậu nành.
Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, nguyên vụ trưởng Vụ bà mẹ và trẻ em Bộ y tế, “sau tuổi 30, chị em nên bổ sung khoảng 1.000- 1.500 mg tinh chất mầm đậu nành mỗi ngày để bù đắp lượng nội tiết tố nữ suy giảm. Nhưng 1 kg đậu nành chỉ có 1400- 1530mg tinh chất mầm đậu nành. Như vậy mỗi ngày chúng ta phải ăn khoảng 1 kg đậu nành. Đây chắc là điều khó khả thi”
Hàm lượng Isoflavon trong tinh chất mầm đậu nành và bột mầm đậu nành có tỉ lệ khác hẳn nhau, cũng giống như trường hợp vitamin C trong quả chanh. Một viên Vitamin C được chiết tách tương đương với hàm lượng C trong 5 quả chanh. Như vậy, bạn phải ăn 5 quả chanh mới đủ hàm lượng như uống 1 viên C.
Nhưng điều bất tiện là khi ăn 5 quả chanh, cơ thể bạn còn phải “gánh” thêm nhiều chất khác trong quả chanh như: Axit citric, Axit ascorbic, Oxalate… Những chất này có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Tương tự như vậy, để có đủ hàm lượng 1.500 mg tinh chất mầm đậu nành đáp ứng nhu cầu bổ sung nội tiết tố nữ/ngày (theo lời khuyên của các bác sĩ), bạn cần phải uống tới 1kg bột mầm đậu nành/ngày.
Sự khác biệt về công nghệ bào chế
Tinh chất mầm đậu nành thường được được bào chế trong các nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với sự kiểm duyệt của hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của nhà máy sản xuất dược phẩm như: GMP-WHO, GLP, GSP, GDP, ISO 9001:2000, ISO 14000:2004, HACCP, SA 8000, TQM… dùng hệ thống thiết bị hiện đại để chiết tách và làm giàu Isoflavon, sau đó được bào chế thành viên nang tiện lợi khi sử dụng.
Tinh chất mầm đậu nành thường được được bào chế trong các nhà máy hiện đại còn bột mầm đậu nành thường được bào chế chủ yếu theo phương pháp thủ công. |
Ngược lại bột mầm đậu nành thường được bào chế chủ yếu theo phương pháp thủ công. Việc sản xuất thủ công khó loại bỏ hết tạp chất, khó loại bỏ vi khuẩn, dễ bị nấm mốc, chất lượng không đồng đều và kém an toàn cho người sử dụng. |
Một điều vô cùng quan trọng cần phân biệt là: người làm thủ công rất khó có thể chiết tách Vitamin C từ chanh mà cần đến nhà máy đạt tiêu chuẩn để chiết tách.
Cũng tương tự, người làm thủ công rất khó có thể chiết tách tinh chất mầm đậu nành từ bột mầm đậu nành mà phải cần đến nhà máy đạt tiêu chuẩn để chiết tách. Do vậy, sẽ là nhầm lẫn lớn nếu nghĩ rằng Bột mầm đậu nành làm thủ công chính là Tinh chất mầm đậu nành (dạng bột).
Sự khác biệt về nguyên liệu
Tinh chất mầm đậu nành dùng để bào chế ra các thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín thường được trồng theo tiêu chuẩn đậu nành dược liệu và đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO (Good Agricultural and Collection Practices - các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới).
Theo đó, nguồn giống được lựa chọn là thuần chủng và không biến đổi gen (NON-GMO). Quá trình canh tác phải đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn về nguồn nước, chất đất đảm bảo không nhiễm các tạp chất, hóa chất và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ngược lại, bột mầm đậu nành thường được chế biến từ đậu nành thực phẩm, chưa được kiểm soát chặt chẽ như đậu nành dược liệu.