Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Trong khi đó, nhiệt miệng là lành tính, chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, uống kháng sinh liều nhẹ hay bổ sung thêm vitamin nhóm B, C và ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá đồ ăn cay nóng sẽ khỏi sau 10 ngày.
Biểu hiện của ung thư lưỡi có nhiều điểm rất tương đồng với bệnh nhiệt miệng.
Điểm giống nhau giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng
- Trên lưỡi bệnh nhân thấy xuất hiện các mảng đốm màu đỏ hoặc màu trắng.
- Các đốm này sẽ lan rộng, lở loét, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt.
Điểm khác nhau giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng
- Nhiệt miệng
Viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai
Viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của người bệnh. Các vết loét chỉ có ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng.
Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.
Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 – 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh giảm thì tình trạng sưng, đau của các vết loét giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại sau đó.
Khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, uống kháng sinh liều nhẹ hay bổ sung thêm vitamin nhóm B, C và ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá đồ ăn cay nóng sẽ khỏi sau 10 ngày.
- Ung thư lưỡi
Lở loét ở lưỡi, sụt giảm cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân… cảnh báo ung thư lưỡi
Các bác sĩ ung bướu Bệnh viện Thu Cúc cho biết, khi bị ung thư lưỡi, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:
- Lở loét ở lưỡi
- Sụt giảm cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân
- Chán ăn, lưỡi bị chảy máu
- Có u ở vùng lưỡi
- Gặp khó khăn khi há miệng, nuốt thức ăn, nói
- Các vết loét ở lưỡi sẽ kéo dài, lâu khỏi, ngoài ra có thể lưỡi còn bị u cứng ở những vị trí nhất định.
Phát hiện ung thư lưỡi càng sớm càng làm tăng khả năng chữa trị bệnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư lưỡi, tuy nhiên việc chỉ định phương pháp cụ thể cho bệnh nhân phụ thuộc vào bệnh trạng cụ thể của từng người bệnh như số lượng, kích thước, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh…
Tuy nhiên, 90% bệnh nhân ung thư lưỡi được phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u).